(CSPLO) – Làng Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là quê hương của Đại tá tác giả văn thơ Nguyễn Kim Cương. Sinh ra và lớn lên giữa cảnh nước nhà bị giặc ngoại bang xâm lược, tuổi thơ của ông gắn liền với những lần tản cư, chạy giặc khắp núi rừng Minh Hoá (Quảng Bình) trên đôi quang gánh gồng của mẹ.
Đại tá Kim Cương
Nét tinh nghịch của tuổi trẻ, ý thức dân tộc và lòng căm thù giặc luôn tiềm sẵn trong con người ông, nhưng nghiệp văn và con đường văn chương lại đến với ông rất tình cờ, dường như là một định mệnh, một cái duyên may không phải ai cũng có. Trong một lần tự bạch, chính Đại tá tác giả văn thơ Kim Cương đã tâm sự: “Nhiều nhà văn, nhà thơ trưởng thành và lớn lên từ lời ru của mẹ. Còn tôi, lúc còn thơ, cha mẹ gánh đi chạy giặc, tản cư khắp núi rừng Minh Hoá, còn đâu nôi, võng và lời ru. Chỉ phần tinh nghịch tôi luôn sẵn có. Nghịch ngợm suốt cả chiều dài học trò… Mỗi lần lớp, hoặc Chi đoàn, Đoàn trường làm báo tường, báo tiếp, đều phân tôi phụ trách. Thế là không chỉ trình bày mà phải rán cả thơ, văn. Còn chỗ trống là phải cố rặn cho ra bài để “chêm vào”. Làm lâu cũng thành vần thành tứ. Rồi cảm xúc cứ lớn dần lên. Nhiều mẫu văn, bài thơ từ trong mình tuôn ra dành cho tình yêu, tình bạn và bao người đã khuất vì giặc Mỹ giết hại, được tôi chép cẩn thận vào sổ”. Như vậy từ một sự tình cờ mà một cậu bé con trở thành người viết văn viết báo. Đại tá Công an.
Phóng viên có cuộc trao đổi trò chuyện với ông. Mỉm cười, Đại tá Kim Cương tâm sự: “Viết nhiều, nói nhiều nhưng không phải đã là tất cả. Cùng một đề tài nhưng mỗi người có thể nhìn nó theo lăng kính của riêng mình. Và vẫn còn nhiều lắm những điều cần nói, cần bàn, cần xem xét lại, cần viết và quan trọng hơn là làm sao cho độc giả đọc những đề tài cũ nhưng vẫn thấy bị nó lôi cuốn, thấy nó lạ, nó mới. Ai dám bảo viết nhiều về chiến tranh, về người lính, về quá khứ như thế là đã đủ khi mà chiến tranh đã và vẫn luôn là thảm hoạ của nhân loại – đâu đã lùi vào quá khứ, là câu chuyện của dĩ vãng; khi mà khát vọng yêu hoà bình của con người luôn cháy bỏng. Và nói về chiến tranh, suy cho cùng là một lần nữa khẳng định lại khát vọng ấy mà thôi. Hơn nữa, là một người làm văn, bác cảm thấy mình còn mắc nợ đồng đội, quá khứ nhiều lắm và đã nợ thì dĩ nhiên phải trả thì mới nhẹ lòng…”
Có 40 năm sống và công tác trong Công an nhân dân, gọi là “ Thức cho dân ngủ ngon, gắc cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của dân làm nguồn vui lẽ sống của mình”, Đại tá An ninh nhân dân nghỉ hưu, Được Nhà nước tặng thưởng:Huân chương Bảo vệ Tổ quộc hạng ba, Huân chương chiến công hạng nhất, Huy chương kháng chiến hạng nhì, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc, Huy chương chiến sĩ vẽ vang. Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Được Bộ Công an và UBND tỉnh tặng 13 bằng khen và nhiều phần thưởng khác.
Từ 1998 đến nay: 25 năm liên tục là Ủy viên Thường vụ và Ủy viên Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình, Trưởng Phân hội văn học của Hội VHNT Quảng Bình. 53 năm cầm bút viết báo và viết văn, từ năm 1998 đến nay là ủy viên Ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình và Trường Phân hội văn học Quảng Bình, đã cho ra đời bộ ba tiểu tiểu thuyết “Người quy phục Hoàng đế”, “Hoa dạ hương”, “Tiếng nổ sau chiến tranh”; tập ký sự “ Đường qua tuyến lửa” dầy 650 trang đều do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản bao cấp. Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản “ Kim Cương Truyện – Ký”. “ Quê tôi Cự Nẫm anh hùng”… Cùng nhiều tác phẩm được xuất bản khác như: tập truyện ngắn “ Đồng đội”,” Điều hắn chưa tính đến, “ Cuộc săn đuổi bí mật”,“Vàng trên lửa”…và hàng ngàn tin bài đăng trên các báo đài Trung ương và địa phương. Có những tác phẩm như tiểu thuyết “ Người quy phục hoàng đế” xuất bản lúc đầu vào năm 1987 với 62.400 cuốn để lại trong long độc giả đến nay. Chuẩn bị xuất bản tập thơ: “100 bài Lục bát xế chiều”
Đại tá Kim Cương như con tằm nhả tơ ra nhiều tác phẩm văn thơ khi tuổi xế chiều