(CSPLO) – Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đã xuất hiện tình trạng mạo danh các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng nhằm lừa đảo và thu thập thông tin người dùng…Qua đó, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cần chủ động, có kịch bản ứng phó đối với tin giả thay vì sợ hãi hay né tránh.
Ảnh minh hoạ
Thực tế chúng ta đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh và xử lý những hành vi này khá đầy đủ từ Hiến pháp đến Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật An ninh mạng, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013; Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020,..Gần đây, đã có rất nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý. Tuy nhiên, vẫn chưa thể loại bỏ triệt để được những thông tin này trên môi trường mạng.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như: tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền, chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng mạng xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các sản phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng xã hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn…
Chia sẻ về điều này, Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho biết khi những tin đồn sai lệch về tình hình kinh doanh, về người đứng đầu doanh nghiệp xuất hiện lan tràn trên không gian mạng, lập tức doanh nghiệp lĩnh hậu quả ngay. Các hệ luỵ như, cổ phiếu xuống giá, ngân hàng phải tìm hiểu ngay về “sức khỏe” của doanh nghiệp, thậm chí có thể đình trệ hợp đồng tín dụng, khiến nhiều đối tác cũng bị ảnh hưởng.
Theo ông Sơn đối với tin đồn, tin giả gây ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cóthể thấy, trước đây có thể truy được nguồn gốc của tin giả, với mạng xã hội, doanh nghiệp hiện sẽ rất khó biết tin giả từ đâu ra…Điển hình, thông tin giả liên quan thị trường Tài chính – Ngân hàng sẽ tạo ra tác động cực kỳ lớn như thiệt hại về uy tín, hình ảnh thương hiệu của công ty, chịu nhiều tổn thất về tài chính ngắn và dài hạn để xử lý tin giả và hồi phục kinh doanh…Trong đó, tin giả làm giảm sụt niềm tin của người tiêu dùng, các nhà đầu tư và dẫn đến giảm niềm tin của toàn ngành, toàn thị trường.Các công ty là nạn nhân của tin giả chịu nhiều tổn thất về tài chính ngắn và dài hạn để xử lý tin giả và hồi phục kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đã nêu vì sao tin đồn, tin giả lan truyền, có đất sống…Ông Hồ Minh Sơn phân tích có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu bởi người dân thiếu thông tin. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa cởi mở với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông, chưa có chiến lược chủ động cung cấp thông tin cho công chúng. Ngoài ra, việc lan truyền tin giả, tin đồn nhằm mục đích vụ lợi, công kích, phá hoại. Ứng phó với tin đồn, tin giả, cácdoanh nghiệp, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng cần chủ động truyền thông lại qua hình thức email, trao đổi trực tiếp đến nhân viên và đối tác của mình…
Dưới góc độ chuyên gia, ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Viện IMRIC thường xuyên phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) khuyến nghị doanh nghiệp, các doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng cần chọn cách liên hệ trực tiếp ngay khi có thông tin sai lệch để trao đổi, tư vấn, giải thích thấu đáo. Đồng thời, khuyến nghị biện pháp thực sự cần thiết, hiệu quả, giúp cho nhà đầu tư bình ổn lại tâm lý, bình tĩnh trở lại…Thế nhưng, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược với việc chủ động, tích cực, minh bạch cung cấp thông tin ngay từ khi có dấu hiệu sẽ xuất hiện tin đồn.
Cũng theo ông Sơn khuyến nghị doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cần chủ động có kịch bản ứng phó với tin giả. Các doanh nghiệp nên thức hiện các tiêu chí “3 không” như không nên né tránh, không sợ tin giả, không mập mờ thông tin. Bởi nếu né tránh chỉ làm tin giả càng có cơ hội được lan tỏa và mọi người tin nó là thật. Nhờ đó, với tâm thế không né tránh, doanh nghiệp có thể ứng phó tốt hơn, tạo được niềm tin đối với khách hàng và nhà đầu tư.Tương tự, một vấn nạn phổ biến và bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành mục tiêu của tin giả. Vì lẻ đó, một kịch bản ứng phó tin giả là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó.Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp và kênh truyền thông báo chí. Điều này, tránh được việc người tiêu dùng tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin không đáng tin cậy vì không tìm nguồn tin chính thức, chính thống.
Ông Hồ Minh Sơn cho rằng truyền thông hiện là đi bước một bước, đi trước là dự báo được câu chuyện gì sẽ cần phải nói, thông tin gì sẽ cần phải nói. Thông tin không phải là bí mật của doanh nghiệp, tổ chức, thì phải chủ động đưa lên các phương tiện truyền thông, làm sẵn dữ liệu, cung cấp thông tin đó một cách công khai, minh bạch. Điển hình, tin đồn lan tràn, khó chế tài là bởi việc xử phạt còn quá nhẹ, khiến các đối tượng phát tán “nhờn”. Với mức phạt 7,5 triệu đồng đối với người vô tình truyền bá tin giả là rất nặng, nhưng đối với những người cố tình tung tin giả để trục lợi thì mức phạt trên không là gì cả.
Điển hình, doanh nghiệp, các doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng cũng cần chủ động tra cứu thông tin chính thống và chính chủ từ các nguồn tin cậy như xem trên các tờ báo chính thống hay trang website, fanpage chính chủ của các thương hiệu. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện góp phần xây dựng và định hình văn hóa trên không gian mạng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không thể phũ nhận các doanh nghiệp đã trang bị nhiều kiến thức theo xu hướng phát triển, trong đó, nhận biết và phòng tránh bẫy tin giả…Thế nhưng, bất cứ ai cũng có khả năng trở thành nạn nhân của tin giả nhưng khi mỗi người phát triển tư duy nhận thức và kiến thức thì tin giả khó có thể lan tỏa…
Ông Sơn cũng khuyến nghị vấn đề không phải nằm ở hình phạt. Để giải quyết được tin giả, cần nâng cao tinh thần thượng tôn, thực thi pháp luật và đặc biệt là các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức đi đầu làm gương, xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật. Cùng với đó, báo chí cần phải vào cuộc. Phản ứng của các cơ quan chính thống nhiều khi vẫn còn khá chậm so với mạng xã hội. Đối với người dân cần: Chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi có nhu cầu vay tiền, cần liên hệ trực tiếp với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn;Cảnh giác, tìm hiểu kỹ, xác thực chính xác công ty tài chính, tư vấn viên trước khi tiến hành các thủ tục vay tiền bằng cách: Kiểm tra mã số thuế, địa chỉ, người đại diện công ty, gọi điện thoại đến các số đường dây nóng, chăm sóc khách hàng của các công ty, kiểm tra kỹ các đường link trang web trước khi truy cập. Nên tư vấn thêm ý kiến của người thân có nhiều kinh nghiệm trước khi làm các thủ tục vay; Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, hình ảnh nhận diện khuôn mặt…) khi chưa xác định chính xác website, ứng dụng và danh tính tư vấn viên; Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP được gửi vào hòm thư, điện thoại di động cho các đối tượng. Không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà các đối tượng lạ cung cấp, dụ dỗ; Nhanh chóng trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện thủ đoạn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc bị mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể thấy, hầu hết thông tin sai lệch đã khiến nhiều người nhất là doanh nghiệp biết đến khái niệm “đại dịch thông tin”. “Dịch bệnh thông tin” là một loạt các phản ứng về thể chất và tâm lý của doanhnghiệp khi họ đối mặt với thông tin sai lệch do khó xác định tính xác thực của thông tin, thông tin sai lệch lan truyền xâm nhập vào cuộc sống của mọi người…Đồng thời, dưới tác động và ảnh hưởng của thông tin sai lệch, doanh nghiệp cần hình thành phản ứng thích ứng, phải có xu hướng tương tác với thế giới bên ngoài, từ đó phóng đại phạm vi và mức độ ảnh hưởng của thông tin sai lệch.
Với vai trò làm nhịp cầu nối, Viện IMRIC và Viện IRLIE sẽ tiếp tục tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thành viên cùng nhau thảo luận về các chủ đề và nội dung khác nhau. Qua đó, tạo ra những cảm xúc tương ứng, giúp quản lý thông tin sai lệch, giảm thiểu tác hại do thông tin sai lệch gây ra và duy trì sự ổn định của trật tự xã hội. Ảnh hưởng và hậu quả của tin giả trên không gian mạng đến xã hội rất rộng lớn, từ các tương tác xã hội, xung đột xã hội đến các giá trị chuẩn mực và phát triển mạng lưới xã hội…
Đặc biệt, dù có làm bao nhiêu chương trình truyền thông, chia sẻ kỹ năng hay bao nhiêu buổi phổ biến kiến thức pháp luật và nói về bao nhiêu luật đi chăng nữa mà tự thân mỗi doanh nghiệp và người dânkhông chịu tìm hiểu, tự trang bị thông tin cho mình thì cũng không thể giải quyết được thấu đáo những thông tin chưa chuẩn mực…Tin rằng, thông qua buổi trao đổi này, các doanh nghiệp, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng cần phải tỉnh táo khi tham gia mạng xã hội. Phải nghi ngờ và tìm câu trả lời cũng là trách nhiệm, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp…
Thanh Tuyền