(CSPLO) – Mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để quảng bá các sản phẩm đến đông đảo người dân. Tuy nhiên, hiện nay không ít những cá nhân, tổ chức nhất là giới nghệ sĩ đã lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, không ít trong số đó đã bị xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ảnh minh hoạ
Chia sẻ về điều này, Ông Phạm Trắc Long – Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho biết khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đưa internet đến cùng trời cuối đất thì mạng xã hội không còn đơn thuần thay cho các cuộc cà phê, điện thoại tán gẫu. Người ta xem việc “kiếm tiền trên mạng xã hội” trở thành một nghề “hot” nhất. Mặc dù đã có quy định người quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nhưng thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ, trong đó có những nghệ sĩ nổi tiếng, vẫn tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… trên mạng xã hội một cách thái quá, thổi phồng công dụng, khiến công chúng bức xúc.
Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2022 trên toàn cầu khoảng 5.545 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 12,7%. Năm 2022, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng ước tính thương mại điện tử Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.
Việt Nam, dường như chưa có thống kê về việc người nổi tiếng kiếm tiền từ mạng xã hội như thế nào. Một bài báo ước tính rằng “Với 1,46 tỷ lượt xem, tính đến ngày 6/6/2023, doanh thu của kênh “Trấn Thành Town” có thể đạt từ 435.000 đến 725.000 USD (từ 10,2 tỷ đến hơn 17 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản như thuế hay khấu trừ cho hệ thống trên YouTube”.
Ông Phạm Trắc Long thông tin hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) xây dựng quy trình xử lý, kiểm soát đối với các trường hợp nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật. Các cơ quan chức năng không loại trừ việc sẽ “lập danh sách cảnh báo” về những nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, gửi đến các cơ quan liên quan để kiểm soát hình ảnh xuất hiện trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như hoạt động xã hội…
Theo ông Phạm Trắc Long cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, các nghệ sĩ nổi tiếng nói riêng và những cá nhân được mệnh danh là “người của công chúng” đã dần xa rời hoạt động này…Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều nghệ sĩ vẫn “nhiệt tình” tham gia lăng xê cho nhiều sản phẩm hoàn toàn không “thần kỳ” như trong quảng cáo. Thậm chí, có trường hợp sản phẩm dù chưa có giấy phép lưu hành của cơ quan chức năng nhưng vẫn được các nghệ sĩ tung hô. Để “né” xử phạt từ cơ quan chức năng, nhiều người nổi tiếng đã biến nội dung quảng cáo thành hình thức “trải nghiệm cá nhân” và chia sẻ “thông tin bổ ích” cho công chúng. Một số nghệ sĩ nhận quảng cáo “lậu” từ các cơ sở kinh doanh, không xác lập các hợp đồng quảng cáo, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xác định hành vi vi phạm…
Căn cứ theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về tội quảng cáo gian dối. Cụ thể, người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Gần đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn đề nghị chấn chỉnh việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, có nội dung không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng. Bộ cũng đã ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có điều khoản liên quan tới hoạt động quảng cáo. Điển hình: Khi tham gia hoạt động quảng cáo, các nghệ sĩ phải bảo đảm truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Cũng theo ông Phạm Trắc Long chia sẻ Đối với các nghệ sĩ, bên cạnh những quy định nói trên, chúng ta cần sớm đưa ra những chế tài pháp lý chặt chẽ hơn, bởi họ có thể tạo ảnh hưởng, định hướng hành vi của người hâm mộ nghe theo quảng cáo và lựa chọn sản phẩm. Theo đó, thời gian tới, bên cạnh phạt hành chính, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ bị xem xét kiến nghị đưa vào “danh sách đen” hạn chế biểu diễn, phát sóng, quảng cáo. Tất cả nhằm xử lý hiệu quả nhất, khiến cả nghệ sĩ vi phạm và dư luận đều tâm phục, khẩu phục.
Đồng thời, đối với hành vi ứng xử kém văn hoá. Bản chất của văn hoá chính là “sự chân – thiện – mỹ”. Dựa trên 3 yếu tố này thì những câu chuyện kể trên không đạt được giá trị nào. Thậm chí, không những không đẹp, không những thiếu đi sự chân thành của đời sống mà còn thiếu đi sự nhân văn. Làm người nổi tiếng hoặc muốn nổi tiếng mà ứng xử như thế là rất nguy hiểm, tạo ra những tổn hại cho giới làm nghề vì “một con sâu” có thể làm “rầu nồi canh”. Điều này, tạo ra tổn hại cho người có liên quan vì câu chuyện đó đã qua và họ đang có một mái ấm mới, ông Long phân tích…
Ông Pham Trắc Long tham luận tại toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”
Với một người nghệ sĩ, người nổi tiếng hay người của công chúng, hai cụm từ “lòng tự trọng” và “bệnh ngôi sao” gần như là hai mặt, hai trạng thái trong một phần phản ánh tính tự tôn vốn dĩ luôn sẵn có trong họ. Nếu “bệnh ngôi sao” thường được xem như cách ám chỉ một vài “thói hư, tật xấu” của người nghệ sĩ, thì lòng tự trọng, tự tôn lại ở phạm trù của danh tiếng. Tuy nhiên, trong những điều khác biệt ấy, ít nhiều đều có vài điểm chung gốc rễ nhất thường thấy ở hành động ứng xử tương ứng tình huống. Người nghệ sĩ, người nổi tiếng hay người của công chúng thường chọn cách “phòng thủ” với vẻ lạnh lùng, bản lĩnh, tự tin , có chút “kiêu ngạo” trong danh tiếng lẫy lừng họ đã xây dựng được trong thời gian dài, ông Phạm Trắc Long cho hay.
Mặc dù chỉ một bộ phận nhỏ nghệ sĩ có những phát ngôn chưa chuẩn mực, những hành động chưa đẹp, tham gia quảng cáo sai sự thật…Thế nhưng, lại gây tác động tiêu cực lớn. Bởi, hơn ai hết, nghệ sĩ là những người bằng nghệ thuật chuyển tải tới xã hội những giá trị chân, thiện, mỹ.
Dịp này, ông Phạm Trắc Long, nhấn mạnh: “Niềm tin yêu, mến mộ và tin tưởng của cộng đồng đối với người nổi tiếng là một “giá trị vô hình” của ngành văn hóa, thể thao…Giá trị ấy càng được vun đắp, lan tỏa khi người nổi tiếng khuyến khích mọi người làm những việc có ích cho xã hội, cho đất nước. Được hay mất ở làng giải trí Việt hiện nay cực kỳ khó phân định, với giới nghệ, nó là phạm trù ở mỗi cá nhân cảm nhận. Nghịch lý là vậy, nhưng tất cả các nghệ sĩ đều mong muốn cống hiến cho công chúng những giá trị đích thực trong con người mình. Ở từng giai đoạn khác nhau, hình ảnh người nghệ sĩ sẽ thay đổi, đôi lúc làm công chúng cảm thấy hoài nghi về cái gọi là “danh tiếng” và lòng tự tôn của họ. Bên cạnh đó, khi thời gian qua đi, khẳng định lại mọi vấn đề, sâu thẳm trong con người nghệ sĩ, họ luôn biết và giữ hoài bão làm sao danh tiếng của mình không bao giờ đổi thay giá trị nguyên bản của nó.
Khẳng định thêm, ông Long, cho biết niềm tin yêu, mến mộ và tin tưởng của cộng đồng đối với người nổi tiếng là một “giá trị vô hình” của ngành văn hóa, thể thao… Giá trị ấy càng được vun đắp, lan tỏa khi người nổi tiếng khuyến khích mọi người làm những việc có ích cho xã hội, cho đất nước. Ví dụ, Ca sĩ Hồng Nhung từng kêu gọi mọi người không tiêu thụ sừng tê giác, giúp bảo vệ tê giác châu Phi. Nghệ sĩ Quang Đăng hợp tác với UNICEF trong chương trình “Cùng hành động vì thiên nhiên”…
Ông Phạm Trắc Long và bà Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) tại toạ đàm
Cộng đồng luôn chờ đợi những người nổi tiếng sẽ hành động đúng như phẩm chất “ngôi sao” là tỏa ra ánh sáng dẫn đường cho những điều tốt đẹp. Vì vậy, khi được mời tham gia quảng cáo, các nghệ sĩ nên cân nhắc cẩn thận; đừng vì cái lợi trước mắt mà “bán” mất danh tiếng bao năm dày công gây dựng.
Văn Hải – Trần Danh/Nguồn Viện IMRIC