(CSPLO) – Tỉnh Đắk Lắk xác định, tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Tăng trưởng xanh gắn liền với mục tiêu nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, đây là xu hướng bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai.
Ông Hồ Minh Sơn, Ông Lê Xuân Thăng – Cố vấn hai viện; Tiến sĩ Lê Ánh Dương – Phó Chánh Văn phòng Viện IMRIC; Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE chụp ảnh lưu niệm với Ông Hồ Quốc Huy
Trong chuyến công tác mới đây của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm về chuẩn bị chu đáo toạ đàm chủ đề “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”. Theo đó, Hai viện và Trung tâm đã có chuyến thăm, làm việc với đơn vị thành viên Cty TNHH BM Group (toạ lạc tại 93, đường Nguyễn Thượng Hiền, phường Tân An, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Các đại biểu tham quan máy rang test mẫu cà phê tại Văn phòng BM Group
Việc phát triển nông trại nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn của Cty TNHH BM Group, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây được xem là hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và hướng đến xuất khẩu…
Một số hình ảnh tiêu biểu về nông trại BM Group
Cà phê, một trong những cây trồng chủ lực của Đắk Lắk đã và đang trong giai đoạn chuyển mình, hướng tới một nền sản xuất cà phê bền vững. Không dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, Cty TNHH BM Group luôn luôn ý thức được vai trò của mình trong việc hình thành mô hình từ nông trại đến sản xuất, tiêu thụ và phục vụ người tiêu dùng cà phê bền vững từ chính nhu cầu tự thân và ngày càng nhân rộng.Từ đó, giúp doanh nghiệp có thu nhập ổn định, bất chấp việc sầu riêng, mắc ca được giá trong những năm qua…
Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn, tính đến đầu năm 2023, diện tích đất trồng cà phê toàn tỉnh là hơn 212.912ha (chiếm đến 32,37% đất sản xuất nông nghiệp). Trong đó, tính riêng sản lượng cà phê lên đến hơn 580.000 tấn (tức chiếm 1/3 tổng sản lượng cả nước). Đến nay, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hơn 80 thị trường trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 900 triệu USD, chiếm trên 55% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan đến cây cà phê.
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là nông hộ với 85%, số còn lại do công ty và HTX quản lý đã hình thành vùng chuyên canh trong đó có Cty TNHH BM Group. Ngoài ra, còn có khoảng 20% hộ dân sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, RA, FLO và cà phê đặc sản, với quy mô diện tích khoảng 66.000 ha chiếm trên 30% diện tích và 223.000 tấn, chiếm 40% về sản lượng.
Một số hình ảnh BM Group phát triển mô hình nông trại mới
Chia sẻ tại buổi làm việc, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC cho biết cà phê của tỉnh Đắk Lắk nói chung, Cty TNHH BM Group nói riêng hiện đang dần chinh phục thành công những thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với những sản phẩm hữu cơ, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. “Để nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, trở thành các ngành hàng xuất khẩu, tập trung quy mô lớn, chủ động ứng phó được rủi ro, có tính cạnh tranh quốc tế cao, doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân cần phải xây dựng chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm cần có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo hộ sở hữu tài sản trí tuệ. Ngoài ra, cần mời gọi các doanh nghiệp có năng lực tài chính, kỹ thuật để tổ chức kết nối sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và liên kết hợp tác đầu tư các nhà máy sơ chế, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản…Phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nước ta do đòi hỏi của thị trường thế giới. Việc phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững cần phải thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung và nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu thị trường.
BM Group tham gia Lễ hội cà phê năm 2023
Trước nhu cầu sử dụng cà phê đang tăng trưởng mỗi ngày. Người tiêu dùng hiện nay luôn tìm kiếm loại cà phê chất lượng. Có thể khẳng định, việc Cty TNHH BM Group thực hiện quy trình sản xuất cà phê chất lượng cao theo hướng xanh và bền vững được xem là định hướng quan trọng cho sản xuất, chế biến, bảo quản góp phần quan trọng nâng cao giá trị thương hiệu BM Group và ngành hàng cà phê của tỉnh Đắk Lắk, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho doanh nghiệp hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo.
Xu hướng cà phê hiện nay đã có sự thay đổi rõ ràng với sự ra đời của nhiều loại thức uống sử dụng phương pháp pha chế cà phê khác nhau, làm cho thức uống cà phê ngày một được ưa chuộng hơn. Điều này có nghĩa, xã hội ngày nay sử dụng cà phê rất nhiều. Tất cả đều nhờ vào những làn sóng cà phê hoàn toàn độc đáo và theo xu hướng thịnh hành khắp các trang mạng xã hội.
BM Group cà phê sạch, nguyên chất luôn tâm huyết, ấp ủ đem cà phê Việt Nam chất lượng nhất để phục vụ không chỉ vì sức khoẻ cho người Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. BM Group còn mang đến cho người tiêu dùng một sự trải nghiệm cà phê tuyệt vời với cam kết cung cấp cà phê chất lượng cao, được sản xuất với tình yêu và tâm huyết, từ việc chọn lọc các hạt cà phê tốt nhất đến quá trình chế biến tỉ mỉ, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm vào quy trình sản xuất.
BM Group muốn mỗi tách cà phê BM mang lại không chỉ là một hương vị thơm ngon mà còn là một trải nghiệm tinh tế, kích thích giác quan và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Sử dụng nguyên chất 100% hạt cà phê, nhiều sản phẩm của BM Group đã được chào đón rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Cà phê BM Group đi khắp mọi miền đất nước Việt Nam với sự đánh giá cao từ nhà tiêu dùng và các đối tác kinh doanh.
Ông Hồ Quốc Huy – CEO Cty TNHH BM Group thông tin về vùng nguyên liệu cũ và mới của BM Group trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn (Ảnh Ông Huy bên trái cùng các thành viên BM Group)
Thông tin tại buổi làm việc, Ông Hồ Quốc Huy – CEO Cty TNHH BM Group cho biết hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, bao gồm sản xuất, buôn bán cà phê, xuất khẩu, vận hành quán cà phê và nhượng quyền thương hiệu. Bằng cách đa dạng hóa hoạt động, BM Group không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo cơ hội để tương tác với những người yêu cà phê trên toàn cầu. Ông Hồ Quốc Huy, nhấn mạnh: “Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, doanh nghiệp đầu tư tự chủ như phân, công chăm sóc, thu hái. Cà phê thu hái xong được đưa về rửa sạch, sau đó sử dụng máy phân loại quả xanh, quả thối và đưa vào xay ướt, phơi khô trên giàn, chế biến theo phương pháp Honey và Natural. Với phương châm lấy sự hài lòng của khách hàng, BM Group không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm và vượt qua mong đợi.
Tin rằng, BM Group không chỉ hướng đến việc cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và thay đổi tích cực trong ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk. BM Group hứa hẹn đem đến niềm hạnh phúc và sự thăng hoa qua từng tách cà phê, tạo dựng một cộng đồng yêu cà phê đoàn kết và mang lại lợi ích lớn cho mọi người, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng và toàn xã hội.
Vĩnh Chung – Ánh Dương