(CSPLO) – Trợ giúp pháp lý là một trong những chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý…
Theo đó, hoạt động của Chi nhánh số 1 phối hợp với trợ giúp pháp lý bao gồm: Xây dựng, quản lý, trao đổi thông tin về hoạt động mạng lưới tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư có uy tín, kinh nghiệm để tham gia tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho từng nhóm đối tượng và vụ việc cụ thể; chú trọng người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và những nhóm người yếu thế trong xã hội; phối hợp tạo điều kiện tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý…
Trong đó, Chi nhánh số 1 còn tổ chức liên kết hoạt động tư vấn pháp luật ở các tỉnh, thành phố tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trong triển khai các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho từng đối tượng cụ thể; khuyến khích, quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý ở Trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý…Đồng thời, phát hiện, giới thiệu người thuộc diện trợ giúp pháp lý đến địa phương trong trường hợp tiếp người không thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
Chi nhánh số 1 là một chủ thể có thể tham gia trợ giúp pháp lý, pháp luật theo phương hướng đổi mới phương thức hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hướng về cơ sở, đặc biệt chú ý đến các đối tượng chính sách, những người nghèo và nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các đối tượng này tiếp cận nhiều hơn với các văn bản pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật ngày một tốt hơn.
Đặc biệt, phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thấu hiểu để đầu tư luôn thượng tôn pháp luật. Chinhánh số 1 sẽ phối hợp với cơ quan trung ương của các tổ chức xã hội nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý và thực hiện trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội, việc thu hút nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, phối hợp hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho các thành viên, hội viên của các tổ chức xã hội nói chung và Chinhánh nói riêng…
Điển hình, mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý; định hướng tham gia trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của tổ chức, huy động chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý… Phối hợp với Sở Tư pháp, các công ty luật các tỉnh, thành phố phối hợp thảo luận các giải pháp có thể huy động sự tham gia của Chi nhánh tại địa phương đối với hoạt động trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế…
Cùng với đó, Chi nhánh còn tham gia tư vấn về một số nội dung đối với ngừoi lao động như: Chế độ khi thôi việc và trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động; thời gian làm việc mà không được công ty tham gia Bảo hiểm xã hội…Hiện nay, không ít người lao động có chung thắc mắc về thời gian làm việc và nghỉ hưu giống nhau nhưng tỷ lệ phần trăm để tính lương hưu lại khác nhau. Song song đó, một số trường hợp người lao động bức xúc khi họ dù có thời gian làm việc khá dài, nhưng thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội ít hơn thời gian làm việc thực tế, dẫn đến khi nghỉ hưu tỷ lệ phần trăm tính lương hưu thấp, thậm chí một số người lao động làm việc tại công ty từ 5 năm đến 10 năm mới được tham gia Bảo hiểm xã hội….
Mặt khác, Chi nhánh còn thực hiện các dịch vụ pháp lý Luật sư bào chữa, bảo vệ trong vụ án hình sự, dân sự, đất đai, lao động, Luật sư tư vấn, đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục sổ đỏ, Luật sư doanh nghiệp đồng hành cùng quý thân chủ thực hiện tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Điển hình, Chi nhánh không ngừng hướng đến năm 2023 với công tác hoạch định chiến lược truyền thông về trợ giúp pháp lý giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến với người dân, là một trong những yếu tố giúp người dân tiếp cận thông tin ngày càng có hiệu quả thiết thực nhất. Hướng đến năm 2023, Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác tư vấn pháp lý bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Hứa hẹn, hoạt động truyền thông về tư vấn pháp luật (TVPL) sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, được các Sở, ngành ở các địa phương quan tâm hơn nữa, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác TVPL.
Năm 2023, Chi nhánh sẽ không ngừng đổi mới, sáng tạo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung truyền thông nên so với giai đoạn trước khi triển khai thực hiện TVPL chắc chắn sẽ có nhiều người dân biết đến công tác TVPL. Đồng thời, Chi nhánh luôn xem Trợ giúp viên pháp lý và giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của công tác Trợ giúp pháp lý, diện người được trợ giúp pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý. Đây cũng là một trong những hình thức truyền thông hiệu quả của Chi nhánh trong năm 2023.
Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung; việc người dân, doanh nghiệp tiếp cận với pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, xử sự phù hợp trong các quan hệ xã hội không phải dễ dàng. Vì lẻ đó, Chi nhánh luôn nâng tầm công tác Trợ giúp pháp lý cho các nhóm người yếu thế là yêu cầu khách quan cần thiết và hết sức quan trọng. Trợ giúp pháp lý sẽ góp phần thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí, lành mạnh hóa quan hệ xã hội, củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng Luật trợ giúp pháp lý, đa dạng hóa các phương thức truyền thông lựa chọn nội dung phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng như thông qua báo chí, phát thanh truyền hình, bảng thông tin, hộp tin, tờ gấp về trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc thù từng vùng, tập quán từng địa phương, trình độ dân trí của người dân là việc làm không thể thiếu của Chi nhánh. Chú trọng truyền thông về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý, tổ chức trợ giúp pháp lý để nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng được trợ giúp pháp lý về hoạt động trợ giúp pháp lý…
Năm 2023, Chi nhánh sẽ không ngừng tăng cường công tác phối hợp triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa các Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân các tỉnh về người thực hiện trợ giúp pháp lý thường trực tại Tòa án nhân dân, đảm bảo thực hiện các nội dung trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định. Từ đó, góp phần nhỏ vào công tác nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thông tin, giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho đương sự trong các vụ, việc; nhất là các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình. Nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý, nhất là kỹ năng tham gia tố tụng.
Hoà chung không khí từng bừng đón Xuân Quý Mão, Chi nhánh số 1 xin kính chúc quý khách hàng, cộng đồng doanh nghiệp năm mới an khang, thịnh vượng, phát triển, vượt qua khó khăn để có nhiều thành công trong năm mới 2023.
Tiến sĩ. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn
Giám đốc Chi nhánh số 1, Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam