(CSPLO) – Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Khoa học chính sách và pháp luật (L.I.P.S) và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã có buổi việc với UBND tỉnh Cà Mau, Trung tâm về công tác chuẩn bị toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm” tại UBND tỉnh Cà Mau (số 2, đường Hùng Vương, phường 5, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vào chiều ngày 25/10/2023.
Tại buổi làm việc, Bà Trương Hà Phương Anh – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) đã đề nghị với Đoàn công tác tư vấn, chia sẻ về công tác chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học. Đồng thời, trong thời gian tới, Trung tâm tham mưu UBND tỉnh sẽ xây dựng các tiểu ban nội dung chuẩn bị đồng hành cùng tổ chức toạ đàm này; công tác quảng bá trước, trong và sau khi diễn ra toạ đàm; làm tốt công tác hậu cần. Phối hợp với các Sở ngành chức năng trong tỉnh làm tốt các thủ tục để diễn ra sự kiện thân thiện, gần gũi. Bởi, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, do vậy vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề được chính quyền các cấp và Nhân dân rất quan tâm. Đề nghị Viện IMRIC, Viện IRLIE, Viện L.I.P.S và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tổ chức Chương trình Tọa đàm xây dựng nội dung thảo luận để đại biểu tham dự tham luận với những chuyên đề cụ thể chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay về ATTP…
Thông qua toạ đàm, các diễn giả, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhỏ và siêu nhỏ, các tiểu thương cùng nhau chia sẻ về thực trạng công tác quản lý chất lượng, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm qua một số vụ việc khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề…với vai trò của công tác tuyên truyền pháp luật trong đó có vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP). Bởi, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề được chính quyền các cấp trên cả nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng và Nhân dân rất quan tâm.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài những gam màu sáng, bức tranh về đảm bảo ATTP vẫn còn nhiều những mảng tối cần được quan tâm. Để có đánh giá, phân tích sâu và cái nhìn đa chiều về vấn đề ATTP. Qua đó, để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhỏ và siêu nhỏ, các tiểu thương kinh doanh thực phẩm trên cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng được tuyên truyền phổ biến các nội dung liên quan các quy định về An toàn thực phẩm; Giới thiệu Luật ATTP và những hành vi bị cấm trong kinh doanh thực phẩm; Các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; Quy định quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc gia về kinh doanh thực phẩm; Thông qua toạ đàm lần này, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhỏ và siêu nhỏ, các tiểu thương sẽ phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác An toàn thực phẩm tại các chợ, góp phần đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IRLIE, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho rằng trước thực trạng an toàn thực phẩm hiện đang là một trong những vấn đề nhức nhối cần được quan tâm và lưu ý trong toàn thể xã hội, con người đang phải đối mặt với các loại thực phẩm bẩn; không đảm bảo vệ sinh về chất lượng cũng như độ an toàn trong chế biến và sản xuất. Theo đó, để người dân được cung cấp nguồn “thực phẩm sạch”, pháp luật cần phải đảm bảo được cơ chế quản lý và chế tài thống nhất, hiệu quả. Đồng thời, công tác quản lý cũng cần được đảm bảo, siết chặt từ trong khâu sản xuất, chế biến. Các quy định và hình thức chế tàivới các cơ sở vi phạm cũng nên được đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc và quyết liệt hơn.
Đặc biệt, ứng dụng sự phát triển của công nghệ, Chính phủ, các Bộ, ngành nhằm có cơ hội lắng nghe những khó khăn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhờ đó, chuẩn bị kịp thời những phương án giải quyết hợp lý hợp tình cho tất cả các bên, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Dưới sự chỉ đạo của Viện IMRIC, Viện IRLIE, Viện L.I.P.S, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cam kết tổ chức toạ đàm “Pháp luật An toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ thông tin về thực tiễn hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp nhất là cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhỏ và siêu nhỏ, các tiểu thương và người tiêu dùng trong thời gian tới, ông Sơn khẳng định.
Ông Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hội Vapa, cố vấn Viện IMRIC và Viện IRLIE cho rằng buổi Tọa đàm là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; đồng thời đánh giá đúng thực trạng tình hình an toàn thực phẩm hiện nay để có những giải pháp nhằm thay đổi tư duy, nhận thức, hành động của các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ, người dân, nông dân trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn. Cùng với đó, hỗ trợ người sản xuất xây dựng hình ảnh thương hiệu, hình ảnh các sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất nhằm tránh trường hợp làm gian, làm giả…
Trong khuôn khổ buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi thêm về nội dung các chương trình đồng hành trong thời gian tới như toạ đàm khoa học về phát triển du lịch, tổ chức cuộc thi hoa hậu Cà Mau nhằm kích cầu du lịch tỉnh nhà, đưa doanh nghiệp bạn bè trên thế giới đến với Cà Mau, xây dựng chiến lược phát triển du lịch bằng hình ảnh, cuộc thi “Người Việt tin dùng hàng Việt” lần II, phát triển du lịch làng nghề…
Công Danh – Phú Lợi