(CSPLO) – Trong thời gian gần đây, các mặt bằng tại khu trung tâm TP.HCM, trong đó ở những vị trí đắc địa, kinh doanh sầm uất bị trả mặt bằng…
Nhiều mặt bằng trên các tuyến đường đắt đỏ đang bỏ trống. Ảnh minh hoạ
Điển hình, ở các tuyến đường như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Lý Tự Trọng, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng (quận 1) hay các con đường buôn bán sầm uất lâu nay là Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi…hiện có nhiều mặt bằng đang bỏ trống. Mặt tiền dán kín bảng tìm khách với rất nhiều số điện thoại liên lạc nhưng khá lâu chưa tìm được khách.
Chia sẻ về điều này, ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), CVP Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay trong suốt thời gian qua đã theo dõi về mảng cho thuê vẫn là điểm sáng của thị trường trong hai tháng đầu năm 2023. Nhu cầu tìm thuê BĐS toàn quốc tăng 24%, cao nhất đối với loại hình nhà mặt phố và cửa hàng (tăng 61%-62%). Lượt tìm thuê nhà riêng tăng 47%, nhà phố tăng 61%, cửa hàng tăng 62% và văn phòng tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Hoàng Thanh Quý chia sẻ mặt bằng khu trung tâm TP.HCM chủ yếu để kinh doanh nhóm sản phẩm phục vụ khách du lịch quốc tế. Khi lượng khách này sụt giảm, doanh thu giảm thì chủ thuê nhà không còn nguồn thu, buộc phải trả mặt bằng. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi do nguồn thu giảm nên họ hạn chế mở rộng thêm. Doanh nghiệp sẽ xem xét bài toán chi phí, nếu phí thuê mặt bằng quá cao thì buộc phải tìm kiếm khu vực khác.
Cùng theo ông Hoàng Thanh Quý cho hay sau khi đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, họ đã chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến và đặt dịch vụ giao hàng tận nhà bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và đảm bảo an toàn sức khỏe. Mặt khác, các doanh nghiệp muốn dịch chuyển ra xa trung tâm thành phố do sự chênh lệch khá lớn về giá thuê giữa mặt bằng khu vực trung tâm và các quận tiệm cận”, đây cũng là xu hướng tất yếu của thị trường trong việc điều tiết, phân bố lại khu vực cho thuê trên toàn thành phố.
Ngoài ra, mặt bằng ở những vị trí đắc địa như trên có chi phí xây dựng rất cao, nhiều đơn vị kinh doanh thuê rồi cho đơn vị khác thuê, không phải là chủ sở hữu chính thức. Nên chi phí bỏ ra thuê những mặt bằng đã qua tay nhiều giai đoạn đã chênh lệch về giá. Đồng thời, những đơn vì kinh doanh bất động sản lại mang tâm lý không muốn chịu lỗ. Có thể thấy, tình trạng mặt bằng bị ế ẩm trong giai đoạn này là một dấu hiệu rất quan ngại đối với thị trường ở hiện tại. Điều này, chứng tỏ có lẽ trong quá khứ, những sản phẩm bất động sản chưa thật sự phù hợp. Một, khi nền kinh tế, bất động sản bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng thì một số mặt bằng có giá cao bị chao đảo, ông Hoàng Thanh Quý cho biết thêm.
Đồng thời, với chi phí mặt bằng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh, do đó, nếu không có sự san sẻ từ người chủ cho thuê thì những mặt bằng dù ở vị trí “vàng” cũng khó có sức hấp dẫn. Nhất là giai đoạn sau dịch, người dân và doanh nghiệp đều thắt chặt chi tiêu nên chắc chắn những mặt bằng phân khúc giá thấp sẽ được ưu tiên. Ông Hoàng Thanh Quý, nhấn mạnh: “Chính phủ đã có một số chính sách hỗ trợ cho đối tượng này như giãn thời hạn nộp thuế VAT và tiền thuê đất…Tuy nhiên, chừng đó chưa đủ để tháo gỡ khó khăn cho những đối tượng đầu tư vào bất động sản cho thuê. Nếu muốn tồn tại, chủ sở hữu mặt bằng cho thuê cần phải chia sẻ khó khăn của người thuê, phải có động thái giảm hoặc giãn tiền cho người thuê”.
Tin rằng, kinh doanh phải có sự linh hoạt, nếu môi trường kinh doanh và điều kiện kinh doanh đang gặp khó khăn thì phải điều chỉnh giá cho hợp lý. Nếu một số mặt bằng vẫn cố giữ mức giá quá cao thì sẽ chịu thiệt hại lớn. nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, chủ đầu tư sẽ thiệt hại lớn. Nhiều địa điểm kinh doanh sẽ không thể hòa vốn doanh thu, nặng nề hơn là có thể nằm dưới điểm hòa vốn.
Trần Danh