(CSPLO) – Trong gian gần đây, từ khóa “Chat GPT” liên tục được tìm kiếm và lan truyền rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy chỉ vừa mới ra mắt nhưng Chat GPT hiện đã cán mốc hơn 10 triệu người dùng, có thể xem đây là hiện tượng được quan tâm nhất thế giới thời điểm hiện tại. Mặc dù, chưa chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam nhưng Chat GPT vẫn nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Không ít người dùng đã phải sử dụng các công cụ chuyển đổi IP nhằm mục đích đăng ký sử dụng Chat GPT trước khi công cụ này được ra mắt trong nước. Điều làm Chat GPT tạo nên sự khác biệt với các chatbot thế hệ trước đó là công cụ này có khả năng mô phỏng một cuộc trò chuyện của con người, làm thơ, luận văn,…
Theo yêu cầu hoặc trả lời các thắc mắc khác nhau và đồng thời cũng bác bỏ những yêu cầu không phù hợp. Không chỉ thế các câu trả lời hay sản phẩm được tạo ra bởi Chat GPT được xem là có độ mạch lạc, trôi chảy và hoàn thiện đáng ngạc nhiên hơn hẳn các công cụ xử lý ngôn ngữ trước đây. Chính vì thế, nhiều người cho rằng Chat GPT sẽ có thể thay thế một số nghề nghiệp như: giáo viên, lập trình viên, các nhà sáng tạo nội dung, …
- Chat GPT là gì?
Chat GPT là viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer và được ra mắt lần đầu với công chúng vào tháng 11 năm 2022. Nó được biết đến như 1 công cụ hỏi đáp tự động được tạo ra bởi công ty công nghệ là OpenAI bằng kỹ thuật tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Điểm đặc biệt của AI này nằm ở “kho” kiến thức mà Chat GPT đã học được. Nó có thể trả lời thành thạo, đầy đủ các câu hỏi ở bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đưa ra. Ngoài ra, Chat GPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình. Những lợi ích và sự thú vị mà nó mang lại, khiến công cụ này đang được người dùng khắp nơi trên thế giới quan tâm và sử dụng nó.
Tuy nhiên, từ khi xuất hiện và trở thành trào lưu cho đến nay, bên cạnh những lợi ích mà Chat GPT mang lại, nó cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề thách thức đối với cơ quan nhà nước trong việc quản lý những vấn đề xã hội, pháp lý phát sinh từ công cụ này.
- Một số vấn đề pháp lý được đặt ra
Bên cạnh sự ra đời của một công cụ mới chính là những vấn đề pháp lý liên quan đến nó. Chat GPT cũng không phải là một ngoại lệ. Dù chỉ mới ra đời trong thời gian ngắn nhưng những gì mà Chat GPT có thể làm được đã đặt ra một số vấn đề pháp lý mới như sau:
- a) Về quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm do Chat GPT tạo ra
Ở thời điểm hiện tại, Chat GPT có khả năng tạo ra một khối lượng lớn các bài văn, bài thơ, luận văn theo chủ đề, các thiết kế phần mềm. Vậy câu hỏi được đặt ra: “Ai là chủ thể quyền tác giả được công nhận của các tác phẩm trên?” Bởi lẽ theo quy định tại Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam”. Thế nhưng Chat GPT không phải là một cá nhân hay tổ chức nào mà chỉ là một công cụ được tạo ra bởi các kỹ thuật, công nghệ. Do đó, nó không thể được công nhận là tác giả của tác phẩm, đồng thời cũng không được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ.
Một vấn đề khác về quyền sở hữu trí tuệ cũng được đặt ra, đó là việc Chat GPT sử dụng các dữ liệu được trích xuất từ các nguồn như: các tác phẩm viết, các công trình nghiên cứu khoa học, … được đăng tải trên Internet từ đó tạo ra các tác phẩm khác thì có được xem như một hành vi vi phạm bản quyền không? Nếu có hành vi vi phạm bản quyền thì ai là người phải chịu trách nhiệm trong trường hợp trên?
Ví dụ: người dùng yêu cầu Chat GPT tạo ra một bài thơ sau đó sử dụng bài thơ đó với mục đích cá nhân và thu lợi nhuận, nhưng bài thơ do Chat GPT tạo ra bị cho là “sao chép” từ bài thơ của một tác giả khác. Vậy trong trường hợp nếu tác giả của bài thơ yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền tác giả, thì ai là người có trách nhiệm bồi thường? Công ty sở hữu Chat GPT chỉ là người thiết kế, vận hành hoạt động chứ không phải là người yêu cầu nó tạo ra sản phẩm và sử dụng sản phẩm. Do đó họ không thể trở thành chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Ở đây, cá nhân yêu cầu Chat GPT tạo ra bài thơ, đồng thời sử dụng bài thơ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận là chủ thể phải chịu trách nhiệm liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.
- b) Tính hợp pháp và chính xác của nguồn dữ liệu mà Chat GPT thu thập và tổng hợp được
Hình minh hoạ
Ngoài những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì vấn đề liên quan đến các cơ sở dữ liệu, các thông tin đầu vào của Chat GPT cũng là một khía cạnh đáng quan tâm. Để Chat GPT có thể hoạt động, các nhà sáng lập cần cung cấp cho nó một hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ cùng các kênh thông tin đầu vào. Các dữ liệu này phần lớn được tổng hợp chính từ Internet. Vậy vấn đề cần đặt ra chính là các dữ liệu được tổng hợp đó có hợp pháp hay không, trong các dữ liệu đó dữ liệu nào được phép thu thập, dữ liệu nào không được phép. Đối với các thông tin thiếu chính xác, sai lệch mà con người cũng khó có khả năng kiểm chứng thì Chat GPT sẽ kiểm chứng tính chính xác của dữ liệu đó như thế nào? Các sản phẩm được tạo ra bởi Chat GPT nhưng không hợp pháp và thiếu chính xác có khả năng xâm phạm đến lợi ích của các cá nhân tổ chức, hay nghiêm trọng hơn là an ninh của các Quốc gia. Khi đó ai là chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với các lợi ích bị xâm phạm trên?
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc Chat GPT ra đời đã tạo nên những thách thức pháp lý mới đối với pháp luật Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, bởi lẽ Chat GPT có khả năng tạo ra một số thay đổi về cơ cấu ngành nghề làm việc, từ đó tạo ra sự lúng túng khi áp dụng các quy định pháp luật. Vì vậỵ, các cơ quan lập pháp cần nhanh chống nghiên cứu để ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực “Trí tuệ nhân tạo” nói chung và các phần mềm công nghệ cao như “Chat GPT” nói riêng để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của đời sống xã hội đang diễn ra.
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, Đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho hay hiện nay, chúng ta rất thường xuyên sử dụng Internet và các công cụ tìm kiếm như Google chẳng hạn. Ở đó, chúng ta có thể thấy được rất nhiều các thông tin bất hợp pháp và thông tin không chính xác, tin xấu. Tuy nhiên, Google cũng không chịu trách nhiệm đối với những tin giả đó. Với khung pháp lý hiện nay, các công nghệ tương tự Google Search không bị áp đặt trách nhiệm về chất lượng dữ liệu. Chúng ta cũng biết, các công ty công nghệ như Google sẽ chỉ cung cấp thông tin, kết quả cho việc tìm kiếm, còn việc đánh giá và kiểm chứng thông tin đó như thế nào thì sẽ là trách nhiệm của chính người dùng.
Tại Việt Nam, nhằm lành mạnh hóa các nội dung trên Internet, đặc biệt là các mạng xã hội có độ phổ biến cao như Facebook, Zalo, Nhà nước đã đề ra các quy định và biện pháp xử lý hành vi phát tán tin giả. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ ngày 3/3/2020 đã ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực với nhiều quy định rõ hơn, chi tiết hơn liên quan đến việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông.
Nói thêm về điều này, Tiến sĩ. Hồ Minh Sơn chia sẻ việc xử lý các thông tin sai lệch, giả mạo trên mạng xã hội cũng đã rõ ràng hơn. Đặc biệt, là quy định trách nhiệm cá nhân của người tham gia mạng xã hội đã được làm rõ tại điều 101 về “Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội”. Đối với các hành vi mà Bộ luật Hình sự chưa quy định là tội phạm hoặc hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 15) thì cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính nếu có một trong các hành vi sau:Hành vi vi phạm quy định về trang thông tin điện tử. Tại khoản 2 Điều 99 của Nghị định 15 quy định:Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật; Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu“, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Đồng thời, đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội. Tại khoản 3 Điều 100 Nghị định 15 quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Chủ động cung cấp thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Chủ động cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; Chủ động lưu trữ, truyền đưa nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước; Chủ động đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Chủ động đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; Chủ động quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm theo quy định pháp luật“, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.
Cùng với đó, đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Theo quy định của Điều 101 Nghị định 15: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng luật pháp quy định.
Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị tịch thu công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với các hành vi trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 3 Điều 4 Nghị định 15). Ví dụ: Hành vi quy định tại khoản 2 Điều 99 như đã nêu trên có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng là áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Xử lý hình sự đăng tin sai sự thật trên mạng xã hộiChế tài hình sự được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đang có hiệu lực thi hành, quy định một số tội liên quan đến các hành vi đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật lên mạng xã hội. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ, loại hành vi mà sẽ phạm một tội hoặc một số tội theo quy định của Bộ luật này, cụ thể: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết.
Song song đó, tại Điều 117 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Tội làm nhục người khác: Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm nhục người khác như sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nêu thêm.
Điển hình, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76; Làm nạn nhân tự sát. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Tại Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định về tội vu khống như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với 02 người trở lên; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đối với người đang thi hành công vụ; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77; Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết.
Ngoài ra, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Vì động cơ đê hèn; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78; Làm nạn nhân tự sát. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: Tại Điều 288 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; Dẫn đến biểu tình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Tại Điều 331 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Từ đó, việc chế tài hình sự là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị xử lý hình sự cá nhân vi phạm có thể đối diện với các mức án nghiêm khắc nhất và khi chấp hành án xong hình phạt của bản án, cá nhân đó còn phải mang án tích cho đến khi được xóa án tích theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân đăng tải, chia sẻ các thông sai sự thật, trái pháp luật gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người khác thì cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu cá nhân đó bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.
Có thể thấy, năng lực khó tin của trí thông minh nhân tạo (AI) hiện nay và chắc chắn là trong tương lai, công nghệ này sẽ còn phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, xét cho cùng, tiến bộ công nghệ vẫn phải nhằm phục vụ con người, chứ không phải ngược lại. Vì vậy, người dùng cần tận dụng sức mạnh và lợi thế từ công nghệ AI một cách thông minh tránh vi phạm pháp luật từ tay mình.
Hồ Minh Khánh