(CSPLO) – Trong bối cảnh ngành truyền thông quảng cáo phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 cũng như hưởng ứng chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Ảnh minh hoạ
Có thể thấy, các biển quảng cáo hiện đang ngày càng trở nên giảm thu hút đối với khách hàng và người dân. Vai trò của quảng cáo trong thế giới công nghệ hiện nay. Quảng cáo có thể tạo ra những làn sóng, đưa tên tuổi các startup trẻ lên ngang tầm các tượng đài trong ngành. Sử dụng công nghệ cao là một trong những cách được các nhà làm quảng cáo ưa chuộng. Với công nghệ thực tế ảo, khách hàng có thể tận mắt trải nghiệm sản phẩm như những căn phòng ảo với đồ nội thất, những chuyến du lịch được cung cấp bởi các công ty dịch vụ. Đây chính mà các đơn vị trao đổi, chia sẻ về những nội dung quảng cáo không cần ngôn từ mà vẫn có thể xóa nhòa ranh giới giữa quảng cáo truyền thống và kênh của người tiêu dung.
Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) cho rằng quảng cáo gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ phát triển đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong phú hơn, quảng cáo xuất hiện nhiều nơi, được thể hiện bằng nhiều hình thức, truyền tài bằng nhiều phương tiện khác nhau…quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng đồng thời cũng là sự sáng tạo văn hóa và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng chính vì vậy cần đặt ra vấn đề trung thực
Mới đây, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam dự báo, thị phần quảng cáo số trên toàn cầu sẽ chiếm khoảng 82% tổng doanh thu ngành quảng cáo vào năm 2027. Nói về quảng cáo, ông Nguyễn Trường Sơn -Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) cho hay, năm 2022, doanh thu ngành quảng cáo trên toàn thế giới đạt 910,1 tỷ USD. Trong đó doanh thu tại thị trường Mỹ chiếm 365,6 tỷ USD và doanh thu tại thị trường Việt Nam chiếm 2,192 tỷ USD. Thị trường quảng cáo Việt Nam vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với thị trường đang dẫn đầu thế giới là Mỹ, với gần 167 lần. Đồng thời, doanh thu thị trường quảng cáo Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á cũng có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, tại thị trường Indonesia, doanh thu quảng cáo năm 2022 là 5,56 tỷ USD, tăng trưởng 8,1%; Thái Lan 4,301 tỷ USD, tăng trưởng 3,9%; Singapore 2,578 tỷ USD, tăng trưởng 8,4%; Philippines 2,551 tỷ USD, tăng 7,3%.
Năm 2022, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành quảng cáo với tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 12,7%, mức tăng này được đánh giá cao hơn các quốc gia Đông Nam Á nêu trên. Phân khúc quảng cáo lớn nhất trong năm 2022 là quảng cáo TV và video. Điển hình, doanh thu phân khúc quảng cáo TV và video trên thế giới đạt khoảng 325,8 tỷ USD, tại thị trường Mỹ đạt 143,3 tỷ USD và thị trường Việt Nam chiếm khoảng 1,19 tỷ USD.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của thời đại, ngành truyền thông quảng cáo cần đi trước và đón đầu xu hướng này. Trên thực tế, các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều trở ngại trong công cuộc chuyển đổi số, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vớichức năng làm nhịp cầu nối, Viện IMRIC, Viện IRLIE, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống luôn đồng hành các doanh nghiệp để truyền thông quảng cáo và chuyển đổi số nhằm chia sẻ và trao đổi, giao lưunhững kiến thức, bài học trên con đường chuyển đổi số, cũng như mở đầu cho chiến dịch thúc đẩy đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số ngành truyền thông quảng cáo…
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tại Điều 102 Luật thương mại năm 2005 quy định “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”. Trong khi đó, Luật Quảng cáo quy định về quảng cáo: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
Tương tự, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam cũng dự báo, thị phần quảng cáo số trên toàn cầu sẽ chiếm khoảng 82% tổng doanh thu ngành quảng cáo vào năm 2027; tại Mỹ chiếm khoảng 86% và tại Việt Nam sẽ chiếm khoảng 62. Trong tương lai, quảng cáo số sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao và dần trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cùng với đó, quảng cáo qua kênh truyền thống sẽ dần thu hẹp do quảng cáo số có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dự báo, xu hướng quảng cáo trên nền tảng trực tuyến phát triển nhanh, dự báo vượt cả quảng cáo truyền hình, nên chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng và là xu hướng tất yếu đối với ngành quảng cáo hiện nay. Do vậy, việc chú trọng và đầu tư vào công nghệ sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành truyền thông quảng cáo tại Việt Nam thời gian tới. Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật mà cơ bản là Luật quảng cáo năm 2012, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn khác. Theo quy định tại Luật quảng cáo năm 2012, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”. Theo quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Do đó, quảng cáo thương mại được hiểu là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, là một trong những quyền mà thương nhân (hoặc các chi nhánh, văn phòng đại diện) được thực hiện khi kinh doanh tại Việt Nam.
Được biết, khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số trong ngành quảng cáo hiện nay là vấn đề pháp lý, vì mọi hành vi kinh doanh hiện nay đều phải tuân thủ theo nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”, trong đó quảng cáo lại liên quan đến rất nhiều bộ luật khác nhau. Bởi từng có doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện quảng cáo trên nền tảng quốc tế cho khách hàng thông qua Facebook, Google. Qua đó, khi thực hiện doanh nghiệp đã tuân thủ theo rất nhiều chính sách, quy định của pháp luật về thuần phong mỹ tục, nhưng khi phát quảng cáo thì vẫn bị nói là “quảng cáo đã vi phạm quy định”. Nhưng vi phạm như thế nào thì lại không nói rõ và đã gây thiệt hại hàng chục ngàn USD cho doanh nghiệp. Dẫn chứng điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định vai trò của ngành truyền thông quảng cáo là chú trọng đẩy mạnh chỉ số đổi mới sáng tạo, hoạt động chuyển giao, nghiên cứu phát triển và thương mại hóa công nghệ, để đảm bảo sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Viện IMRIC, Viện IRLIE và Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) sẵn sàng làm nhịp cầu nối, tham vấn pháp lý với doanh nghiệp tiên phong thử nghiệm và áp dụng công nghệ, mô hình mới giúp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp số và xây dựng nhân lực số.
Đặc biệt, theo Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm: Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo 2012; Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng; Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép; Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố; Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác; Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nêu thêm Luật quảng cáo.
Trong đó, quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh: Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn; Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm.
Có thể thấy, vai trò của quảng cáo rất quan trọng trong việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Song song đó, góp phần dẫn đến thành công của nhiều thương hiệu, cửa hàng lớn. Tin rằng, các doanh nghiệp cần cân nhắc hoạch định chiến lược truyền thông quảng cáo một cách nghiêm túc, trau chuốt cho cách thức quảng cáo của mình sao cho hiệu quả. Tính toán chi phí hợp lý…Tin rằng, doanh thu cũng như là lợi nhuận mang về sẽ vượt ngoài mong đợi. Người làm quảng cáo, chạy các chương trình quảng bá, tuyên truyền cũng cần có sự sáng tạo và đổi mới theo thời đại để bắt kịp xu hướng đang thịnh hành thì mới dễ dàng tiếp cận được với các doanh nghiệp…
Văn Hải – Thuỳ Duyên