(CSPLO) – Vào ngày 13/10/1945 – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới Công thương Việt Nam, bức thư có đoạn “… Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”.Ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.
Hướng đến kỷ niệm kỷ niệm 77 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 – 13/10/2022). Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) sẽ tổ chức vinh danh và tri ân các doanh nhân, doanh nghiệp đãcó thành tích xuất sắc làm nhịp cầu nối quan trọng để Viện IMRIC và Viện IRLPIE cùng các doanh nhân được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác và liên kết, cùng nhau phát triển, mang đến những lợi ích tốt đẹp cho người tiêu dung, lan toả hình ảnh các doanh nhân đến bạn bè quốc tế.
Trong hai năm qua, các doanh nghiệp phải trải qua nhiều thách thức do dịch bệnh Covid – 19, điều này đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh, cũng như quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Thấu hiểu được điều này, Viện IMRIC và Viện IRLPIE tổ chức chương tình chủ đề “Doanh nhân tài năng hội nhập quốc tế” với mong muốn các doanh nhân trong nước và nước ngoài đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức và phát triển bền vững.
Dự kiến chương trình có sự tham dự của lãnh đạo khách mời: Quốc hội, Lãnh đạo Bộ, Ban ngành …cùng đông đảo doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như đại diện các cơ quan truyền thông báo chí, truyền hình. Tại chương trình, các doanh nhân, doanh nghiệp có đóng góp to lớn và thành tích xuất sắc sẽ được ban tổ chức xét chọn và vinh danh trao tặng danh hiệu. Điều này, nhằm thúc đẩy, khích lệ và truyền động lực đến đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp để họ thêm vững tin và thành công hơn nữa.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng nhau giao lưu, trao đổi và khẳng định giá trị thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của đơn vị đến gần hơn với khách hàng. Thông qua danh hiệu đạt được, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, nâng cao vị trí trong lòng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Theo bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh Miền Bắc Viện IMRIC, nhấn mạnh: “Nhân dịp sinh nhật của các doanh nhân, bởi suốt trong một thời gian dài lịch sử, doanh nhân Việt Nam chưa bao giờ được coi là một đội ngũ, thậm chí chữ “doanh nhân” đã từng không có trong từ điển tiếng Việt. Doanh nhân trong mắt xã hội đọng lại hình ảnh con buôn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Tin rằng, thông qua chương trình các doanh nghiệp, doanh nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương trú đóng”.
Chia sẻ về điều này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC, đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng nhằm hướng đến kỷ niệm 77 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và cũng là nhắc nhở chúng ta nhớ lời Bác Hồ gửi thư cho giới công thương, động viên họ mau mau tham gia công thương cứu quốc đoàn. “Ngày Bác Hồ gửi thư cho giới công thương cũng đã được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam, là ngày để chúng ta ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và làm theo lời Bác”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trong thời bình, đội ngũ doanh nhân ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống “ích quốc lợi dân” thể hiện rõ vai trò tiên phong của mình. Doanh nhân đang ngày càng nhận được sự tôn trọng của xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hai từ “Doanh nhân” đã xuất hiện trong Hiến pháp năm 2013.
Tin rằng, thông qua chương trình, các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước cũng như nước ngoài đang hoạt động, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam luôn vươn lên mạnh mẽ ngay sau ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Đây cũng là thời cơ song cũng là thách thức rất lớn, có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng. Đặc biệt, luật pháp và thông lệ quốc tế; đổi mới mạnh mẽ công nghệ và công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhanh nhạy nắm bắt thông tin thị trường; xây dựng, củng cố và không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm; thương hiệu doanh nghiệp…
Văn Hải – Trần Danh