Chính Sách Pháp Luật
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Chính Sách Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Việt Nam – Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp ô tô

bởi 01 BTV
23 Tháng Tám, 2022
Việt Nam – Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp ô tô

(CSPLO) – Diễn đàn ‘Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ – Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô’ thu hút sự tham gia của 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) và đại diện các bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Phạm Hiên)

Chiều 22/8 tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Xúc tiến đầu tư quốc tế (Invest Global) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) phối hợp tổ chức diễn đàn “Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ – Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô”.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ(ACMA) và đại diện các bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh Việt Nam và Ấn Độ đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệngoại giao, diễn đàn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghiệp ô tô nói riêng và giao lưu kinh tế thương mại nói chung.

Nhận định về thị trường ô tô trong nước những năm gần đây, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam đặc biệt là phân khúc ô tô du lịch đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi GDP bình quân đầu người tăng nhanh và nhu cầu sở hữu xe ô tô của mỗi cá nhân ngày càng lớn. Theo số liệu của Bộ Công thương, tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam khoảng 23 xe/1000 dân và xu thế ô tô hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô gia tăng chưa được như kỳ vọng. Trong bối cảnh kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, điều này ảnh hưởng nguồn cung chip bán dẫn khiến nghành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam gặp khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam mong muốn có thêm nhiều đối tác, nhà cung cấp sản xuất linh kiện bán dẫn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, Việt Nam tự tin là một trong những điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, Việt Nam hướng đến thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệcao, công nghiệp hỗ trợ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế số, tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia chuỗi trị toàn cầu. Ông hy vọng ngày càng có nhiều đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam tìm hiểu và đầu tư kinh doanh lâu dài đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp ô tô.

Ông Yuvraj Kapuria, Chủ tịch YBLF (thành viên của ACMA) 

Tại sự kiện, ông Yuvraj Kapuria, Chủ tịch YBLF (thành viên của Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ- ACMA) đã giới thiệu khái quát về thành tựu của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất tô tô. Ông cho biết, ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô của Ấn Độ lớn thứ 4 trên thế giới. Lĩnh vực này đóng góp khoảng 7,1% cho GDP của Ấn Độ, tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 triệu người dân. Ấn Độ đặt mục tiêu đến năm 2030, 30% ô tô sản xuất trong nước chuyển sang chạy điện, đảm bảo thân thiện môi trường.

“Việt Nam đã thu hút nhiều đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô. Vì vậy, ACMA mong muốn hợp tác tích cực với các doanh nghiệp trong ngành ô tô Việt Nam để cùng hợp lực, khám phá các thịtrường mới hơn. Chúng tôi chấp nhận mọi phương thức hợp tác, bao gồm cả đầu tư vào Việt Nam”, ông Yuvraj Kapuria khẳng định.

Ông Yuvraj Kapuria cũng cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và linh kiện ô tô sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hai nước. Ông hy vọng, sau diễn đàn, doanh nghiệp hai nước sẽ cùng nhau trao đổi, giao lưu nhằm tìm kiếm những cơ hội cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đại diện các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độký kết thỏa thuận hợp tác (Ảnh: Phạm Hiên)

Kết thúc buổi gặp gỡ, đại diện lãnh đạo Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đại diện các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận hợp tác.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, từ ngày 21-26/8, 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) sang thăm và làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại và kinh doanh tại Việt Nam. ACMA là tổ chức hiệp hội hàng đầu tại Ấn Độ, đại diện cho toàn bộ ngành sản xuất phụ tùng ô tô. Với số hội viên trên 800 thành viên là các nhà sản xuất và đóng góp hơn 85% doanh thu trong lĩnh vực ngành phụ tùng ô tô Ấn Độ, ACMA mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại và kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc gặp gỡ đại diện các bộ ngành, cơ quan xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, các nhà sản xuất ô tô và các doanh nghiệp thương mại trong ngành…

Phạm Hiên

https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-an-do-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-cong-nghiep-o-to-617976.html

Bài viết liên quan

LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng

LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng

13 Tháng Sáu, 2025
TS. Hồ Minh Sơn phân tích vì sao người đi vay luôn ở ‘cửa’ dưới trong quan hệ tín dụng và ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ cao, cơ hội lớn nhưng liệu dễ chạm tới?

TS. Hồ Minh Sơn phân tích vì sao người đi vay luôn ở ‘cửa’ dưới trong quan hệ tín dụng và ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ cao, cơ hội lớn nhưng liệu dễ chạm tới?

13 Tháng Sáu, 2025
Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

Bệnh viện Lê Văn Thịnh chính thức đưa vào vận hành nhà giặt công nghệ Nhật Bản

12 Tháng Sáu, 2025
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân thăm, làm việc các đối tác Trung Quốc về công nghệ AI với phát triển đô thị thông minh và giao lưu văn hoá Việt – Trung

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân thăm, làm việc các đối tác Trung Quốc về công nghệ AI với phát triển đô thị thông minh và giao lưu văn hoá Việt – Trung

12 Tháng Sáu, 2025
Bài tiếp theo
Mỹ sửa đổi dự luật bảo vệ bản quyền báo chí trước Google, Facebook

Mỹ sửa đổi dự luật bảo vệ bản quyền báo chí trước Google, Facebook

Về chúng tôi:

Chính Sách Pháp Luật

Ban cố vấn:


Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Phó trưởng ban Ban phong trào cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam khoá VIII
Đại tá Trần Sự - nguyên Cục PTTH Công an nhân dân
ThS. Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hiệp hội Vapa
ThS. NB Phạm Đức Trọng
Luật sư Nguyễn Thúy Quỳnh - Đoàn luật sư Hải Phòng
Luật sư Nguyễn Thành Hưng - Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Luật sư Phạm Lan Thảo - Đoàn luật sư BR-VT
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM

Hội đồng biên tập:


Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE)
ThS Hồ Thị Thanh Tuyền – Viện trưởng Viện IRLIE
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng viện IRLIE
Nhà báo Lê Thành Ánh – Chánh Văn phòng Viện IRLIE
Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE
ThS. Trần Thành Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE, Chủ tịch CLB DN IMRIC – IRLIE


Đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập số 82/GP-XBĐS do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 16/08/2024

Bài viết mới

  • LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
  • Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Chuyên mục

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Uncategorized
  • Xã hội

Thông tin giấy phép trang:

Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (viết tắt: IRLIE) | số giấy phép A2557

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trụ sở phía Bắc: Nhà C1, Tập thể Uỷ ban kế hoạch nhà nước, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Cục phát thanh truyền hình cấp phép số: 140/GP-TTĐT ngày 29/08/2023

Liên hệ: 0582703333

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội