Chính Sách Pháp Luật
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Chính Sách Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

VinFuture truyền cảm hứng để nhà khoa học Việt có khát vọng vươn tới đỉnh cao

bởi 01 BTV
22 Tháng Mười Một, 2023
VinFuture truyền cảm hứng để nhà khoa học Việt có khát vọng vươn tới đỉnh cao

(CSPLO) – Theo các nhà khoa học trong nước, VinFuture không chỉ là một giải thưởng có tầm vóc và tác động toàn cầu mà còn tạo ra những giá trị thiết thực cho Việt Nam, khi vừa giúp nâng cao vị thế, uy tín quốc gia vừa tiếp thêm động lực khích lệ các nhà khoa học Việt vươn tới những đỉnh cao.

Thu hẹp khoảng cách của khoa học Việt Nam với thế giới

Trực tiếp tham gia nhiều hoạt động học thuật do VinFuture tổ chức, điều mà PGS.TS. Nguyễn Trần Thuật (Phó Giám đốc Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) tâm đắc nhất là cơ hội hiếm có được gặp gỡ những “đại thụ” trong giới nghiên cứu toàn cầu.

PGS. Nguyễn Trần Thuật trình bày báo cáo tại Hội nghị chuyên đề “Phát triển công nghệ, công nghiệp bán dẫn” do ĐHQG Hà Nội tổ chức, tháng 11/2023 (Ảnh: NVCC)

Vị chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về vật liệu bán dẫn và pin mặt trời cho biết nếu không phải là thành viên của các mạng lưới khoa học quốc tế thì rất khó để có thể tiếp cận những trí tuệkhoa học hàng đầu, nhất là chủ nhân các giải thưởng danh giá như Nobel, Turning, Millennium Technology… Đặc biệt, được trực tiếp thảo luận về các cơ hội hợp tác cùng những “cây đa cây đề” đóng vai trò dẫn dắt xu hướng nghiên cứu toàn cầu lại càng khó. Nhưng nhờ có VinFuture, những cánh cửa ra quốc tếđang dần rộng mở với nhà khoa học Việt.

PGS. Thuật nhận định, nhà khoa học Việt Nam rất giỏi, chỉ cần có định hướng chiến lược đúng sẽ tiến xa.

“Với sự định hướng và xa hơn là hợp tác của các nhà khoa học lỗi lạc, các trung tâm khoa học đầu ngành của thế giới thì nhà khoa học Việt sẽ bắt kịp các xu thế mới, từ đó đi đúng hướng hơn, tốc độ nhanh hơn và đi xa hơn thay vì tự thân vận động. Đặc biệt, với sự hợp tác liên ngành thì nhiều nghiên cứu đang tiềm tàng có thểsớm tạo ra trái ngọt”, PGS. Thuật phân tích.

Chung quan điểm, PGS.TS. Lê Mỹ Loan Phụng (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) đánh giá cao các vấn đề mà VinFuture chú trọng và tập trung thúc đẩy trong thời gian qua như: trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới và lưu trữ năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, nước sạch và vệ sinh môi trường… Theo nhà khoa học hàng đầu về công nghệ pin sạc, khoa học trong nước đang theo đuổi những lĩnh vực phù hợp với Việt Nam nhưng nhiều khi lại bỏ quên những xu hướng nghiên cứu mà thế giới tập trung phát triển.

“Việc VinFuture nhấn mạnh vào các ngành mũi nhọn sẽ giúp định hướng cho nhà khoa học Việt cần nghiên cứu gì để tạo ra sức bật và sự thay đổi lớn cho Việt Nam”, PGS. Phụng lý giải.

PGS. Lê Mỹ Loan Phụng (bìa trái) đang trao đổi với các nhà khoa học tại Hội nghị quốc tế lần thứ 14 “Advanced Lithium Batteries for Automobile Applications”, tháng 11/2023 (Ảnh: NVCC)

Các chuyên gia cho rằng, hợp tác quốc tế về nghiên cứu là câu chuyện lâu dài, không dễ để triển khai trong một sớm một chiều, nhất là khi vẫn còn khoảng cách nhất định giữa khoa học trong nước và quốc tế. Hiện tại, giá trị quan trọng mà VinFuture mang lại cho các nhà khoa học Việt chính là sự khích lệ và nguồn cảm hứng trong nghiên cứu.

Lấy trường hợp của TS. Kariko, đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture mùa 1, cũng là đồng chủ nhân giải Nobel Y sinh 2023, làm dẫn chứng, PGS. Nguyễn Trần Thuật cho rằng, việc VinFuture vinh danh các nhà khoa học này giúp câu chuyện của họ được biết đến nhiều hơn, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người hơn.

“Tôi đã cảm động đến rớt nước mắt khi nghe TS. Kariko chia sẻ về con đường nghiên cứu đầy chông gai bà đã trải qua trước khi đứng trên bục vinh quang. Những bài học người thật, việc thật như thế là nguồn động lực cổ vũ để chúng tôi có thêm niềm tin vào con đường đang đi, khích lệ các nhà khoa học Việt có khát vọng vươn tới những đỉnh cao. Về lâu dài, khoảng cách giữa khoa học trong nước và thế giới sẽ được thu hẹp”, PGS. Thuật nhìn nhận.

Thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam 

Theo các chuyên gia, sự thăng hạng về tầm vóc và uy tín quốc tế của VinFuture còn thể hiện qua sự tăng vọt của số lượng đề cử trong mùa thứ 3.

GS.TS. Nguyễn Đức Chiến (Chủ tịch Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam) cho rằng số lượng gần 1.400 đề cử mà VinFuture nhận được năm nay, gấp 3 lần mùa giải đầu tiên và tăng 40% so với mùa thứ 2, là hết sức ấn tượng.

“Trên thế giới khó có giải thưởng nào nhận được nhiều đề cử như thế. Dù mới bước sang năm thứ 3 nhưng tiếng vang của VinFuture đã rất lớn”, GS. Chiến nhận định.

GS. Nguyễn Đức Chiến (phải) tại Lễ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hội Khoa học Vật liệu Việt Nam và Hội Khoa học Vật liệu Hàn Quốc, tháng 8/2023 (Ảnh: V-MRS)

GS. Chiến cho biết, trước đây, chỉ có một vài lĩnh vực mà quốc tế biết đến Việt Nam. Về khoa học, công nghệ, Việt Nam thậm chí vẫn ở “vùng trũng” của thế giới. VinFuture đã góp phần quan trọng giúp thay đổi cách nhìn của thế giới với Việt Nam. Giải thưởng cho thấy Việt Nam rất chú trọng đến khoa học, công nghệ – một trong 3 trụ cột có thể tạo ra sự phát triển đột phá cho quốc gia.

Từ kinh nghiệm hàng chục năm hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế, GS. Chiến cho biết trước khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, các đối tác nước ngoài thường sẽ xem xét rất kỹ mức độ quan tâm của Việt Nam với lĩnh vực đó. Trong nước không quan tâm thì rất khó để nhận đầu tư vì sẽ không hiệu quả.

“VinFuture giúp thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Khi người ta thấy trong nội bộ rất chú trọng đến khoa học, công nghệ thì họ sẽ sẵn sàng tham gia hợp tác, đầu tư. Nhờ đó, các cơ hội sẽ đến với Việt Nam nhiều hơn”, GS. Chiến nhận định.

Những giá trị vô hình nhưng to lớn mà VinFuture mang lại cũng là điều mà bà Nguyễn Thị Ngọc Dung (Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh. Theo nữ chuyên gia cấp cao vềnghiên cứu và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, VinFuture đã giúp thế giới biết đến một Việt Nam không chỉ từ chiến tranh, xuất khẩu lúa gạo hay cà phê mà còn là một quốc gia với những nhịp độ đi lên vềcông nghệ, đổi mới sáng tạo.

Giải thưởng (Celebrate) là 1 trong 8 mắt xích quan trọng của hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo. Theo WIPO, năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 thế giới về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022

Trong sơ đồ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học, các sáng tạo công nghệ là 1 trong 8 mắt xích đóng vai trò quan trọng. Theo bà Ngọc Dung, một hệ sinh thái phát triển tốt, hỗ trợ được nhiều cho các nhà sáng tạo, đổi mới càng cần có nhiều các giải thưởng nhằm tôn vinh, quảng bá cho những người đưa ra những cách làm mới và khuyến khích những người khác đảm nhận nhiệm vụ đổi mới khó khăn và đầy rủi ro.

“Với VinFuture, lần đầu tiên ở Việt Nam có một giải thưởng có giá trị lớn mang tính quốc tế, tôn vinh các nhà sáng tạo công nghệ, nghiên cứu khoa học tầm quốc tế, đem họ đến gần với cộng đồng khoa học Việt Nam. Đây là một điều rất tuyệt vời, không chỉ với các nhà chuyên môn và đã ảnh hưởng rất lớn đối với cả hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam”, chuyên gia Ngọc Dung khẳng định.

Mai Phương

https://toquoc.vn/vinfuture-truyen-cam-hung-de-nha-khoa-hoc-viet-co-khat-vong-vuon-toi-dinh-cao-20231122150754276.htm

Bài viết liên quan

Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

13 Tháng Sáu, 2025
Trường Đại học Kiểm sát thông báo tuyển sinh đại học hệchính quy văn bằng thứ nhất năm 2025

Trường Đại học Kiểm sát thông báo tuyển sinh đại học hệchính quy văn bằng thứ nhất năm 2025

2 Tháng Sáu, 2025
Những sinh viên đầu tiên của Trường ĐH Luật TP.HCM bất ngờđược nhận quà sinh nhật

Những sinh viên đầu tiên của Trường ĐH Luật TP.HCM bất ngờđược nhận quà sinh nhật

28 Tháng Năm, 2025
Giảng viên làm Luật sư: Lợi ích nhiều chiều

Giảng viên làm Luật sư: Lợi ích nhiều chiều

21 Tháng Năm, 2025
Bài tiếp theo
Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Cần xử lý nghiêm các ‘bác sĩ tự xưng’, quảng cáo ‘bẩn’ trên Facebook, Tiktok

Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Cần xử lý nghiêm các 'bác sĩ tự xưng', quảng cáo 'bẩn' trên Facebook, Tiktok

Về chúng tôi:

Chính Sách Pháp Luật

Ban cố vấn:


Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Phó trưởng ban Ban phong trào cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam khoá VIII
Đại tá Trần Sự - nguyên Cục PTTH Công an nhân dân
ThS. Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hiệp hội Vapa
ThS. NB Phạm Đức Trọng
Luật sư Nguyễn Thúy Quỳnh - Đoàn luật sư Hải Phòng
Luật sư Nguyễn Thành Hưng - Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Luật sư Phạm Lan Thảo - Đoàn luật sư BR-VT
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM

Hội đồng biên tập:


Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE)
ThS Hồ Thị Thanh Tuyền – Viện trưởng Viện IRLIE
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng viện IRLIE
Nhà báo Lê Thành Ánh – Chánh Văn phòng Viện IRLIE
Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE
ThS. Trần Thành Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE, Chủ tịch CLB DN IMRIC – IRLIE


Đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập số 82/GP-XBĐS do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 16/08/2024

Bài viết mới

  • LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
  • Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Chuyên mục

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Uncategorized
  • Xã hội

Thông tin giấy phép trang:

Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (viết tắt: IRLIE) | số giấy phép A2557

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trụ sở phía Bắc: Nhà C1, Tập thể Uỷ ban kế hoạch nhà nước, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Cục phát thanh truyền hình cấp phép số: 140/GP-TTĐT ngày 29/08/2023

Liên hệ: 0582703333

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội