(CSPLO) – Những đối tượng lừa đảo thường ‘nổ‘ mình có những mối quan hệ rộng với lãnh đạo ngành Công an, VKS, quân đội, sau đó lừa đảo chạy việc chiếm đoạt tiền.
“Ma trận” lừa đảo
Trong những năm gần đây, lực lượng chức năng Công an tại nhiều địa phương đã tiến hành phá nhiều vụán, khởi tố nhiều đối tượng để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tại sản bằng hình thức “nổ” mối quan hệ với các lãnh đạo ngành Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người có nhu cầu xin việc.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Với hình thức lừa đảo “nổ” mối quan hệ để chạy việc vào ngành công an, trước đó Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Thu Hồng (SN 1985, trú tại phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo tài liệu điều tra, năm 2018, chị V (SN 1996, trú tại phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa) có quen biết Nguyễn Thị Thu Hồng. Hồng tự giới thiệu có nhiều mối quan hệ với các lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công an nên đã xin được cho một số cá nhân vào làm việc tại Công an tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời, Hồng nói với chị V nếu muốn vào làm việc tại Công an tỉnh thì Hồng “chạy việc” cho, chi phí hết 1,5 tỷ đồng. Tin tưởng Hồng nên ngày 27/12/2018, chị V đã đưa cho Hồng số tiền 1,5 tỷ đồng và giấy tờ, tài liệu hồ sơ xin việc theo hướng dẫn để nhờ người phụ nữ này “chạy việc”. Sau khi nhận được tiền, Hồng không xin việc như cam kết, chị V nhiều lần yêu cầu đối tượng trả lại tiền nhưng người phụ nữ không hoàn trả.
Ngay sau khi tiếp nhận nội dung đơn thư tố cáo, lực lượng chức năng Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc tiến hành điều tra và tiến hành bắt giữ đối với Nguyễn Thị Thu Hồng để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trả giá cho những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua hình thức “nổ” mối quan hệ đề chạy việc, vào ngành ngân hàng và ngành Công an ngày 14/8, TAND TP Đà Nẵng cũng đã đưa ra xét xử, tuyên phạt Cao Thanh Ân (39 tuổi) 13 năm tù, Nguyễn Quang Nghĩa (32 tuổi), cùng quê huyện Quế Sơn (Quảng Nam), 4 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo trả giá cho những hành vi lừa đảo của mình bằng những bản án nhiều năm tù giam (Ảnh: Thanhnien)
Người dân cần làm gì để tránh bị lừa đảo
Mới đây, tại Ninh Bình, bà Nguyễn Thị Sinh trú tại phố Đông Nam, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh bình, bị bà Đỗ Thị Thanh C. trú tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình “nổ” có mối quan hệ với lãnh đạo ngành công an và có nhã ý xin việc với điều kiện chi số tiền 350 triệu đồng.
Đơn tố giác tội phạm được bị hại gửi tới cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyên Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung tố cáo nêu rõ “Vì có mối quan hệ thân tình, tôi có quen biết với Đỗ Thị Thanh C. biết được con gái tôi sắp ra trường và chưa có việc làm. Bà C. đặt vấn đề có mối quan hệ cán bộ cấp cao đang công tác tại BộCông an nên có suất ưu tiên cho con gái tôi vào ngành Công an chỉ mất một phần chi phí cảm ơn là 350 triệu. Trong đó 300 triệu là để cảm ơn vị cán bộ cấp cao và 50 triệu tiền công cho bà C. sau khi đã có quyết định xin việc cho con tôi và bà C. yêu câu tôi phải đặt cọc trước 200 triệu.
Ngày 31/3/2023 tôi đã đưa cho bà C. 200 triệu cùng một bộ hồ sơ xin việc cho con tôi. Khi nhận đủ số tiền bà C. hẹn tôi đến ngày 30/5/2023 sẽ có kết quả. Nhưng đến ngày 25/5/2023 bà C. sang nhà xin khất từ ngày 30/6 đến ngày 30/7 là sẽ có kết quả nên bảo tôi cứ yên tâm.
Sau đó đến ngày 13/6/2023 bà C. yêu cầu tôi tiếp tục chuyển tiền lần 2 số tiền 100 triệu vào tài khoản 100001262757 tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chủ tài khoản Đỗ Thị Thanh C. Sau khi nhận đủsố tiền bà C. ấn định thời gian chậm nhất từ ngày 30/6 đến hết ngày 30/7/2023 sẽ có Quyết định để con tôi đi làm.
Các giấy viết nhận tiền được bà Cúc viết, cam kết và sau đó nhận số tiền từ bà Sinh.
Một thời gian sau đó không thấy động tĩnh gì từ bà C. tôi có gọi điện cho bà C. thì bà C. không trả lời, ngày 18/7/2023 bà C. tiếp tục yêu cầu tôi chuyển 50 triệu bằng hình thức chuyển khoản tôi đề nghị viết giấy tại nhà tôi xong tôi đã chuyển khoản cho bà C. theo số tài khoản do bà C. cung cấp STK: 100001262757 tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chủ tài khoản Đỗ Thị Thanh C.
Tuy nhiên, theo trình bày của bà Sinh, sau khi nhận số tiền 350 triệu đồng, nhưng bà C. không lo được việc cho con gái bà Sinh theo như thỏa thuận ghi rõ trong giấy nhận tiền mà bà C đã viết cho bà Sinh. Sau nhiều lần liên hệ với bà C. không được, biết mình bị lừa, bà Sinh đã làm đơn tố cáo tới cơ quan chức năng công an huyện Hoa Lư để điều tra làm rõ.
Các biên bản được cơ quan chức năng Công an huyện Hoa Lư tiếp nhận theo nội dung đơn tố cáo tội phạm của công dân.
Trước sự việc nêu trên, dự luận đặt ra vấn đề pháp lý cần được làm rõ, đối với việc bà C. nhận số tiền 350 triệu đồng từ bà Sinh với cam kết xin cho con gái bà Sinh vào ngành Công an, tuy nhiên sau đó cam kết của bà C. không được thực hiện và bà này nhiều lần khất và cuối cùng không có kết quả. Bà Sinh đã yêu cầu bà C. trả lại tiền, nhưng bà C. không thực hiện, đồng thời mất liên lạc với bà Sinh, chỉ đến khi bà Sinh trình báo cơquan cảnh sát điều tra địa phương thì bà C. mới trả lại tiền, vấn đề ở đây bà Cúc có vi phạm pháp luật và có phạm vào tội danh “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” hay không?
Đưa ra quan điểm về vụ việc, Luật sư Lưu Thanh Hiệp, Giám đốc Công ty Luật Thành Hiệp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay: “Ban đầu là vấn đề dân sự, nhưng về sau khi xem xét kỹ thì là vấn đề hình sự. Trong các cơquan tiến hành tố tụng, người ta không hình sự hóa các vấn đề dân sự và đồng thời không dân sự hóa những vụ việc hình sự, đây là nguyên tắc, không hoán đổi cho nhau”.
Quay trờ lại vụ việc nêu trên, Luật sư Hiệp phân tích, đối với vụ việc này phía bà C., với trách nhiệm, chức trách của bà ấy, bà ấy không phải là người được cơ quan Công an giao cho bà đi tuyển người vào ngành Công an, mà bà ấy chủ động đi giao dịch để bà ấy nhận tiền của người khác để đưa một con người ngoài vào ngành Công an, như vậy là pháp luật không cho phép bà ấy làm những điều ấy. Việc tuyển dụng đối với ngành công an là do cơ quan chức năng, bộ phận tổ chức của ngành Công an thực hiện.
“Khi không làm được thì phải trả lại cho người ta, nhưng trong trường hợp này bà C. không trả, cho đến khi bị bên nhờ xin việc đi đòi cũng không trả, buộc lòng người ta phải tố cáo lên cơ quan Công an, cơ quan tiến hành tố tụng thì bà C. mới đem tiền trả lại. Lúc này, bà C. trả lại không có nghĩa là bà ấy hết tội, việc bà ấy trả lại là một tình tiết để giảm nhẹ cho hành vi phạm tội của bà ấy mà thôi”, luật sư Hiệp nhấn mạnh.
Nói về những vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chạy việc, đặc biệt chạy việc vào ngành Công an, luật sư Hiệp cho hay: “Những vụ việc lừa đảo dạng như thế này đã bị tòa án xét xử khá nhiều, đã có rất nhiều đối tượng lừa đảo bằng hình thức xin việc thông qua việc khoác lên mình những mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã phải nhận những bản án thích đáng đối với tội danh của mình”, luật sư Hiệp chia sẻ.
“Đối với những hành vi lừa đảo như thế này, người dân cần cẩn trọng nắm bắt thông tin kịp thời vềnhững nội dung mà mình cần khi đi xin việc, cụ thể như công tác tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp. Kiểm tra thông tin về nguồn gốc của đầu mối xin việc có công khai, minh bạch hay không hoặc có thể đến trực tiếp những nơi có chương trình tuyển dụng để nắm bắt thông tin, qua đó có hình thức xin việc đúng đắn và phù hợp, tránh việc mờ nhạt về thông tin liên quan đến công tác tuyển dụng hoặc những thông tin về ngành nghề mình cần xin vào làm việc dẫn đến việc tiền mất, việc không có dẫn đến những hệ lụy rất đáng tiếc“, luật sư Hiệp cảnh báo.
Đại Văn
https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/nguoi-dan-can-canh-giac-truoc-chieu-thuc-lua-dao-chiem-doat-tien-bang-hinh-thuc-xin-viec-d199717.html