(CSPLO) – Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8, đã tháo gỡ nhiều nút thắt, mở ra hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.
Đồi Cát Bay với màu vàng đậm đặc trung tại tỉnh Bình Thuận
Tại Việt Nam, du lịch và nông nghiệp là hai ngành có mối quan hệ chặt chẽ và đều là ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo.
Có thể thấy, các sản phẩm du lịch nông nghiệp điển hình hiện có thể kể đến như: Tham quan làng cổ Đường Lâm (Hà Nội); tham quan đồi chè, trang trại bò sữa ở nông trường Mộc Châu (Sơn La); thưởng ngoạn ruộng bậc thang mùa lúa chín ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai); làng rau Trà Quế (Quảng Nam); du lịch trải nghiệm vườn rau thủy canh, đồi chè, hoa công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng); du lịch sinh thái dọc sông Sài Gòn; trải nghiệm vườn điều ở Bình Phước, Đồng Nai; trái cây nhà vườn tại Bình Dương, du lịch làng nghề ở An Giang; tour tham quan, nghỉ dưỡng tại các vườn nho, vườn táo, trang trại dê, cừu tại tỉnh Ninh Thuận…
Theo nghiên cứu của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) ở một số địa phương, doanh nghiệp, lượng khách tham gia vào hoạt động nông nghiệp nông thôn ngày một tăng. Hiện trong tổng thu nhập của người dân nông thôn thì thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, trong khi các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%. Các mô hình du lịch nông nghiệp với sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân, trở thành một phương thức giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững, hiệu quả tại những cộng đồng còn khó khăn và các miền quê trong cả nước…Đây được xem là tín hiệu tích cực bước đầu khi triển khai phát triển du lịch nông nghiệp ở nước ta.
Dự báo trong tương lai, du lịch nông nghiệp sẽ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lĩnh vực nhiều triển vọng, đa lợi ích. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, du lịch nông nghiệp, hạn chế khuynh hướng ly hương, thúc đẩy hội nhập và xuất khẩu tại chỗ.
Đây được xem là loại hình du lịch nông thôn, đang phát triển khá mạnh ở nhiều nơi, vì mang tính bền vững, giúp bảo tồn và phát triển nền văn hóa, lịch sử, truyền thống của một vùng đất. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho người dân địa phương, nhất là vùng nông thôn.
Trong đó, có 4 thành tố để được gọi là “du lịch nông nghiệp” đó là: Kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến tham quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; tăng thu nhập cho nông dân; tạo cho du khách cơ hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông.
Việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp có tác dụng giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch hỗn hợp cho du khách, gia tăng luồng du khách đến các vùng nông thôn. Cũng như kéo dài mùa vụ du lịch trong những thời gian thấp điểm của ngành. Tham gia hình thức du lịch này, du khách được trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra.
Điển hình, tại tỉnh Bình Thuận, du lịch nông thôn chủ yếu là hình thức tham quan làng nghề, tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa, lễ hội…Gần đây, một số địa phương tại Bình bắt đầu xuất hiện mô hình đầu tư trang trại nông nghiệp kết hợp tham quan du lịch, chụp ảnh check in, mua sắm sản phẩm nông nghiệp. Điển hình như trang trại nông nghiệp công nghệ cao Bình An Farm ở xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam) với thanh long, nho, dưa lưới trồng trong nhà màng; mô hình vườn trái cây Sáu Trúc (xã Hàm Minh – huyện Hàm Thuận Nam), trải nghiệm vườn sầu riêng ở xã Đa Mi hay tham quan Hợp tác xã Thanh long Hòa Lệ với các sản phẩm đặc trưng của “rồng xanh” (Hàm Thuận Bắc); tham quan mô hình cách làm lúa, gạo sạch, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo và trang trại ốc ở thị trấn Võ Xu (Đức Linh)…
Ngoài ra, nhiều du khách còn thích lưu trú tại lều ven sông La Ngà, ven các con suối và thưởng thức những món ăn do người dân địa phương chế biến, ngắm những vườn thanh long chong đèn rực rỡ màu sắc vào ban đêm. Hiện nay, nhiều du khách rất ưa chuộng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn bởi chi phí phù hợp, vừa được thư giãn, hòa mình vào không gian trong lành, bình yên, vừa có thể thưởng thức những loại trái cây tươi ngon, an toàn ngay tại vườn và mua về làm quà tặng bạn bè, người thân…
Thế nhưng, làm du lịch nông thôn hiện nay đa phần là tự phát vì để hoàn thiện thủ tục pháp lý cho điểm du lịch nông thôn khá khó khăn. Bởi hầu hết đất ở nông thôn là đất trồng lúa, hoa màu và đất cây trồng lâu năm thủ tục để làm du lịch rất vướng về tính pháp lý. Vì vậy, mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang cần những cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo cú hích, đánh thức tiềm năng và mở hướng phát triển… Mới đây, Đoàn xúc tiến thông tin du lịch Bình Thuận đã có chuyến khảo sát ở một số điểm du lịch rừng – hồ – thác ở Tánh Linh, Đức Linh và Hàm Thuận Bắc. Đoàn đã ghi nhận những hiệu quả trong cách làm du lịch ở mô hình này, cũng như những vướng mắc mà các điểm du lịch này đang gặp phải.
Trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn được xác định là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo. Các mô hình du lịch nông nghiệp với sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đồng thời, đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân, trở thành một phương thức giảm nghèo… Việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp còn có tác dụng giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch hỗn hợp cho du khách, gia tăng luồng du khách đến các vùng nông thôn. Cũng như kéo dài mùa vụ du lịch trong những thời gian thấp điểm của ngành.
Việc triển khai phát triển du lịch nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi “nút thắt” về pháp lý. Chẳng hạn như vùng có tiềm năng phát triển du lịch lại thường nằm ở vị trí rất đặc biệt như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc cảnh quan thiên nhiên, đất trồng cây lâu năm… Trong khi đó, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai lại không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng công trình để phục vụ cho những dịch vụ tại địa điểm đó. Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8, đã có những hướng mở cho mô hình này phát triển, khi có quy định về sử dụng đất đa mục đích. Theo đó, người dân ở địa phương có thể sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác như dịch vụ, tạo ra vùng sinh thái, du lịch nông thôn để có thể đầu tư xây dựng những công trình phục vụ cho dịch vụ du lịch nhằm phát huy tiềm năng. Một điểm nữa, Luật Đất đai năm 2024 cũng sửa Luật Lâm nghiệp cho phép hình thành những dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng ở trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, tuy nhiên phải theo quy trình được cấp thẩm quyền phê duyệt và đúng trình tự. Đây cũng là điểm sáng và hướng mở cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.
Đồng thời, quy hoạch phát triển du lịch của một số địa phương sẽ hình thành các khu vực du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại một số địa bàn trọng điểm. Phát triển các dự án du lịch nông nghiệp công nghệ cao, trong đó ưu tiên các nguồn lực để triển khai các dự án thành phần của Chương trình OCOP. Mặt khác, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Đối với các điểm du lịch cộng đồng sẽ quy hoạch đồng bộ, quản lý chặt chẽ, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch sẽ, thân thiện. Tập trung tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, tạo điều kiện để các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng phát triển mạnh trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của địa phương…
Vì lẽ đó, việc triển khai phát triển du lịch nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi nút thắt về pháp lý trong thời gian qua. Chẳng hạn như vùng có tiềm năng phát triển du lịch lại thường nằm ở vị trí rất đặc biệt như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc cảnh quan thiên nhiên, thác nước rất đẹp nhưng lại nằm trong rừng sâu. Theo Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai lại không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng công trình để phục vụ cho những dịch vụ tại địa điểm đó.
Tính đến nay, Đảng và nhà nước, Chính phủ cũng đã quan tâm, có những bước tiến tháo gỡ cho nút thắt này. Cụ thể, Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8 cũng đã có những nút gỡ pháp lý cho chương trình, khi có quy định về sử dụng đất đa mục đích. Do vậy, người dân ở địa phương có thể sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác như dịch vụ, tạo ra vùng sinh thái, du lịch nông thôn để có thể đầu tư xây dựng những công trình phục vụ cho dịch vụ du lịch nhằm phát huy tiềm năng.Đây là điểm mới và có thể mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực du lịch nông nghiệp.
Suối Hồng của Bình Thuận
Một điểm nữa, Luật Đất đai năm 2024 cũng sửa Luật Lâm nghiệp cho phép hình thành những dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng ở trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, tuy nhiên phải theo quy trình được cấp thẩm quyền phê duyệt và đúng trình tự. Đây cũng là điểm sáng và hướng mở cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Luật Đất đai đã “mở”, cùng với những định hướng, quy hoạch phát triển du lịch cụ thể của tỉnh, thời gian tới những vùng đất tiềm năng cho du lịch nông nghiệp sẽ được phát triển một cách hợp pháp.
(Bài xuất bản số T10, đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập)
TS. Hồ Minh Sơn –GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)