Chính Sách Pháp Luật
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Chính Sách Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Tội phạm rửa tiền truyền thống dùng tiền ảo để che giấu dòng tiền

bởi 01 BTV
5 Tháng Tám, 2024
Tội phạm rửa tiền truyền thống dùng tiền ảo để che giấu dòng tiền

(CSPLO) – Tội phạm rửa tiền sử dụng nhiều phương thức như máy trộn tiền điện tử (crypto mixer), cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridge), hay hình thức ‘nhảy cóc’ giữa các ví để che giấu dòng chảy của tiền.

Đồng tiền điện tử Bitcoin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Tội phạm tiền điện tử có thể không phải là những đối tượng duy nhất cố gắng che giấu hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp trên các chuỗi khối (blockchain).

Giờ đây, các tội phạm rửa tiền truyền thống – hoạt động ngoài lĩnh vực tiền điện tử – cũng đang có xu hướng sử dụng tiền điện tử để che giấu nguồn gốc và dòng chảy của các khoản tiền bất hợp pháp.

Báo cáo tháng 7/2024 nghiên cứu các xu hướng và cách thức rửa tiền mới của công ty phân tích chuỗi khối Chainalysis cho thấy, tiền điện tử đang được sử dụng để thực hiện các hành vi phạm tội ngoài chuỗi khối (off-chain) như buôn bán ma túy và lừa đảo, vì tiền điện tử “có thể giao dịch xuyên biên giới, gần như tức thời và nhìn chung là rẻ.”

Chainalysis cho biết: “Sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử đã biến nó thành một công cụ để rửa tiền từ các hình thức tội phạm ngoài chuỗi khối khác nhau, như buôn bán ma túy và lừa đảo. Trong năm 2024, rửa tiền bằng tiền điện tử diễn ra ở tất cả các hình thức tội phạm, chứ không chỉ giới hạn ở những hành vi phạm tội liên quan đến hệ sinh thái tiền điện tử.”

Điều này diễn ra trong bối cảnh giá trị của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới, bitcoin, đã tăng gần 55% trong năm nay, theo Công ty thông tin tài chính và giao dịch chứng khoán London Stock Exchange Group (LSEG) của Anh.

Tội phạm rửa tiền sử dụng nhiều phương thức khác nhau như máy trộn tiền điện tử (crypto mixer), cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridge), hay hình thức “nhảy cóc” giữa các ví để che giấu dòng chảy của tiền.

Trong đó, máy trộn tiền điện tử là một công cụ cho phép người dùng trộn lẫn tiền điện tử từ các nguồn khác nhau để việc phát hiện nguồn gốc và người sở hữu chúng trở nên khó khăn.

Kẻ xấu cũng có thể tận dụng các cầu nối xuyên chuỗi để che giấu nguồn gốc của tiền bằng cách di chuyển chúng giữa các mạng lưới blockchain khác nhau. Còn hình thức “nhảy cóc” liên quan đến việc chuyển tiền giữa nhiều ví cá nhân trung gian để tránh bị phát hiện.

Dữ liệu của Chainalysis cho thấy kể từ năm 2019, gần 100 tỷ USD đã được chuyển từ các ví bất hợp pháp sang các dịch vụ chuyển đổi – nơi tiền điện tử được chuyển đổi thành tiền pháp định. Số tiền cao nhất được xác định là 30 tỷ USD vào năm 2022.

Sàn giao dịch tiền điện tử đang bị trừng phạt của Nga, Garantex, đóng vai trò chính đằng sau số tiền kỷ lục nói trên, vì các dịch vụ của sàn này cung cấp cho những kẻ rửa tiền một cách thức để chuyển đổi tiền điện tử bất hợp pháp thành tiền mặt.

Nhưng Chainalysis cho biết các hoạt động bất hợp pháp này vẫn có thể bị theo dõi. Rửa tiền bằng tiền điện tử có thể được theo dõi và phân tích với độ chính xác và tốc độ cao hơn so với hệ thống tài chính truyền thống, nhờ vào tính minh bạch của chuỗi khối. Tuy nhiên, báo cáo cho biết hoạt động rửa tiền bằng tiền điện tử được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn.

Chainalysis dự đoán khi tiền điện tử ngày càng được chấp nhận nhiều hơn trên toàn cầu và rào cản gia nhập giảm xuống, hoạt động rửa tiền bằng tiền điện tử sẽ trở nên phổ biến hơn, vì lịch sử cho thấy tội phạm thường sử dụng các công nghệ mới cho mục đích riêng./.

(TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/toi-pham-rua-tien-truyen-thong-dung-tien-ao-de-che-giau-dong-tien-post968638.vnp

Bài viết liên quan

Cà Mau: Caravan “Hành trình xây dựng văn hoá giao thông học đường”

Cà Mau: Caravan “Hành trình xây dựng văn hoá giao thông học đường”

5 Tháng Sáu, 2025
Trách nhiệm của công ty chủ quản ở đâu khi tài xế ‘xe ôm’ công nghệ vi phạm giao thông?

Trách nhiệm của công ty chủ quản ở đâu khi tài xế ‘xe ôm’ công nghệ vi phạm giao thông?

5 Tháng Sáu, 2025
Công an TP HCM: Từ đầu năm 2024 đến tháng 4 năm 2025, xử lý 4.428 vụ vi phạm pháp luật về ma túy

Công an TP HCM: Từ đầu năm 2024 đến tháng 4 năm 2025, xử lý 4.428 vụ vi phạm pháp luật về ma túy

8 Tháng Năm, 2025
Cảnh báo lợi dụng hình thức ‘xe ôm công nghệ’ để lừa đảo

Cảnh báo lợi dụng hình thức ‘xe ôm công nghệ’ để lừa đảo

20 Tháng Tư, 2025
Bài tiếp theo
Viện IMRIC – Viện IRLIE, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Sở VH,TT&DL Bình Dương: Tổ chức trao giải Giải bóng rổ các CLB Bình Dương mở rộng 2024

Viện IMRIC – Viện IRLIE, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp Sở VH,TT&DL Bình Dương: Tổ chức trao giải Giải bóng rổ các CLB Bình Dương mở rộng 2024

Về chúng tôi:

Chính Sách Pháp Luật

Ban cố vấn:


Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Phó trưởng ban Ban phong trào cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam khoá VIII
Đại tá Trần Sự - nguyên Cục PTTH Công an nhân dân
ThS. Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hiệp hội Vapa
ThS. NB Phạm Đức Trọng
Luật sư Nguyễn Thúy Quỳnh - Đoàn luật sư Hải Phòng
Luật sư Nguyễn Thành Hưng - Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Luật sư Phạm Lan Thảo - Đoàn luật sư BR-VT
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM

Hội đồng biên tập:


Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE)
ThS Hồ Thị Thanh Tuyền – Viện trưởng Viện IRLIE
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng viện IRLIE
Nhà báo Lê Thành Ánh – Chánh Văn phòng Viện IRLIE
Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE
ThS. Trần Thành Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE, Chủ tịch CLB DN IMRIC – IRLIE


Đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập số 82/GP-XBĐS do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 16/08/2024

Bài viết mới

  • LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
  • Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Chuyên mục

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Uncategorized
  • Xã hội

Thông tin giấy phép trang:

Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (viết tắt: IRLIE) | số giấy phép A2557

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trụ sở phía Bắc: Nhà C1, Tập thể Uỷ ban kế hoạch nhà nước, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Cục phát thanh truyền hình cấp phép số: 140/GP-TTĐT ngày 29/08/2023

Liên hệ: 0582703333

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội