(CSPLO) – Góp phần nhỏ vào thực hiện tốt quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) là một bộ quy định quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào Liên minh châu Âu (EU), đảm bảo các sản phẩm không liên quan đến việc phá rừng hoặc suy thoái rừng. Việc tuân thủ EUDR không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở rộng cánh cửa thị trường, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cà phê trên toàn cầu. Đặc biệt, Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận này, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất bền vững và có trách nhiệm.
Tại Đắk Lắk, lượng cà phê xuất khẩu năm 2023 đạt 304.064 tấn, chiếm hơn 55% sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu hơn 760 triệu USD, đóng góp 18% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Cà phê Đắk Lắk xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cà phê hòa tan xuất khẩu đến 23 thị trường. Có thể thấy, trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk rất chú trọng vào hoạt động thu hút đầu tư nhằm tạo nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội trong đó có sự chung tay góp sức nhỏ của Công ty BM Group…
Từ lâu, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tại Đắk Lắk. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá cà phê thấp, nhiều nông dân và các chủ đồn điền đã chuyển đổi sang các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao hơn, dẫn đến diện tích trồng cà phê giảm sút đáng kể. Thế nhưng, trong hai năm 2023-2024, thị trường cà phê đã chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá cà phê tại một số thời điểm đã đạt mức đỉnh 120-130 nghìn đồng/kg, gấp 3 đến 4 lần so với trước đây. Sự tăng giá đột biến này đã giúp nhiều nông hộ tại Đắk Lắk thu về lợi nhuận hàng tỷ đồng, khơi lại niềm tin và hứng thú trong việc tái đầu tư vào cây cà phê.
Tuy nhiên, các vùng trồng cà phê tại Đắk Lắk đang có dấu hiệu già cỗi, khiến cho việc tái đầu tư và cải tạo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước tình hình giá cả hiện tại, nhiều nông dân và các nông hộ lớn nhỏ đã mạnh dạn tái đầu tư vào cây cà phê, với hy vọng mang lại nguồn thu ổn định trong tương lai. Một điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp Tây Nguyên chính là sự xuất hiện của các doanh nghiệp cà phê chuyên về sản phẩm đặc sản và chất lượng cao. Các doanh nghiệp này đã bắt đầu có tư duy tạo dựng vùng nguyên liệu riêng, giúp ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra. Điển hình, là mô hình khép kín của công ty BM Group tại Đắk Lắk.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hồ Quốc Huy – CEO BM Group cho biết doanh nghiệp đang đi theo hướng là phát triển những trang trại, vườn cảnh quan nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm dần về phát khí thải. Trước những trăn trở về chất lượng cà phê đầu vào, BM Group quyết định đầu tư vùng nguyên liệu riêng cho công ty mình. Đồng thời, việc thu mua cà phê chất lượng cao từ các nông hộ sản xuất nhỏ và vừa trước đây không mang lại sự ổn định cần thiết cho quy trình sản xuất. Vì vậy, để kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm, BM Group đã triển khai quy trình sản xuất khép kín…
Trong đó, BM Group luôn chú trọng đến vùng đất trồng được chọn lọc kỹ lưỡng và được cải tạo nhiều lần, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và diệt trừ mầm bệnh trước khi xuống giống; Chọn giống: Các giống cà phê ưu tiên như TR4, TR9, xanh lùn, thiện trường…được sử dụng, với mật độ cây trồng được cân nhắc kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tối đa.
BM Group đặc biệt chăm sóc từ cây con đến khi thu hoạch, quy trình sử dụng phân chuồng ủ hoai và các loại phân hữu cơ có nguồn gốc rõ ràng. Cà phê sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế ướt hoặc bán ướt với quy trình lên men kiểm soát, phơi khô trên giàn và kiểm soát độ ẩm nghiêm ngặt trước khi lưu kho. Với tình hình giá cả cà phê hiện tại, ông Huy tin rằng trong những năm tới, Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng sẽ có nguồn cà phê chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước.
Phát triển bền vững là một phần trong một khái niệm rộng hơn là trách nhiệm đối với xã hội của các doanh nghiệp nói chung, Công ty BM Group nói riêng, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho hay qua theo dõi quy trình từ khi trồng đến khi đưa sản phẩm ra thị trường của Công ty BM Group cho thấy doanh nghiệp này luôn tuân thủ Luật Chống phá rừng không chỉ đáp ứng cho xuất khẩu bền vững vào châu Âu, mà ngành nông nghiệp Việt Nam xem đây là thời cơ để tái cơ cấu sản xuất theo hướng minh bạch, trách nhiệm, hướng đến nhiều thị trường lớn trên thế giới. Ông Hồ Minh Sơn cho hay, trong định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, địa phương Đắk Lắk đã xác định nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản là mục tiêu hàng đầu. Ngành nông nghiệp luôn theo dõi sát tình hình thị trường và tình hình sản xuất của người dân trong đó có đội ngũ doanh nghiệp ngành nông sản để đưa ra những định hướng, khuyến cáo phù hợp, đặc biệt là khuyến cáo nông dân không ồ ạt chạy theo một loại cây trồng nào mà tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt.
Tin rằng, với những nỗ lực tái đầu tư và đổi mới mô hình sản xuất của Công ty BM Group hứa hẹn sẽ góp phần nhỏ vào trồng và sản xuất cà phê Tây Nguyên để nâng tầm vị thế của mình trên bản đồ nông sản thế giới…
(Bài xuất bản số T9, đặc san Khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập)
Đào Cường – Hồ Chung