(CSPLO) – Với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ mới của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Việt Nam đã có nhiều chủ trương, định hướng lớn về phát triển công nghệ số, chuyển đổi số (CĐS)...Doanh nghiệp cần tận dụng tiến bộ công nghệ là động lực chính của sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống nhân dân, nhất là trong bối cảnh mới về thương mại và đầu tư quốc tế, các vấn đề phi thương mại trong các FTA thế hệ mới.
Công nghệ luôn là phương thức và công cụ mạnh nhất để xây dựng một xã hội thịnh vượng vượt trội. Ảnh minh họa
Cụ thể, tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng ta đã thống nhất cần tận dụng tốt cơ hội của hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dựa trên tiến bộ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, một cách cụ thể: “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”.
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra các chỉ tiêu cần đạt được cho giai đoạn 2020-2025 về kinh tế số như đã nêu tại Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Trong đó, kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến năm 2025, khoảng 30% GDP đến năm 2030. Khẳng định, khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và CMCN 4.0 đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. KHCN, ĐMST ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số và các doanh nghiệp (DN) công nghệ số được xác định là cốt lõi của mọi mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Nhấn mạnh về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại. diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam cho rằng: “Những công nghệ số mới của CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), điện toán đám mây rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng tiến bộ công nghệ làm động lực thương mại thúc đẩy hội nhập quốc tế. Q ua đó, các FTA thế hệ mới và tác động của việc thực thi những cam kết này đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao năng lực thích ứng với bối cảnh mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cụ thể, ngày 9/1/2023, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức hội thảo “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”. Tại đây, nhiều câu hỏi được đặt ra làm thế nào để thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, cũng như các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA thế hệ mới có hiệu lực. Theo đó, Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng một diễn đàn trao đổi, thảo luận và xúc tiến các ý tưởng nhằm phát huy vai trò tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến hoạt động thương mại và đầu tư, từ đó kết nối các chủ thể ngành, cơ quan Nhà nước, cơ sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các FTA thế hệ mới. Tại đây, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, tiến bộ công nghệ là động lực chính của sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống nhân dân. Ông Tuấn, nhấn mạnh: “Trong bối cảnh mới về thương mại và đầu tư quốc tế, các vấn đề phi thương mại trong các FTA thế hệ mới và tác động của việc thực thi những cam kết này đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao năng lực thích ứng với bối cảnh mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng”.
Thông Hội thảo, đã góp phần nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế, nâng cao năng lực và hợp tác của các bên liên quan, thúc đẩy thực thi hiệu quả thương mại quốc tế và tác động đến quá trình hoạch định chính sách để áp dụng thành công các cam kết quốc tế.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng doanh nghiệp Việt hiện có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp. Cùng với đó, nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) sẽ có nguy cơ bị loại bỏ nếu không thích ứng kịp. Với 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số, cóthể không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, chưa tìm được mô hình nào phù hợp với đặc thù của riêng mình và cũng chưa tìm được đối tác đồng hành. Mặt khác, chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn gần đây.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng hiện cứ 10 doanh nghiệp gia nhập mới và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời rút lui khỏi thị trường. Từ đó, cho thấy doanh nghiệp vẫn bị tổn thương trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước. Điển hình, trong 9 tháng đầu năm 2022 chỉ có khoảng 40 nghìn sản phẩm mới được đưa vào thị trường giao dịch, tương đương khoảng 20% so với năm 2019. Bên cạnh đó, thị trường cũng gặp khó khăn lớn về nguồn vốn từ việc kiểm soát tín dụng, trái phiếu. Các doanh nghiệp bất động sản các chủ đầu tư đang trong tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận với các kênh huy động vốn như tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, thu tiền sớm của khách hàng. Trong khi đó, nông sản có nhiều yếu tố dẫn tới lạm phát cao ở các nước khiến nguồn cung lương thực giảm. Do vậy, giá nông sản, giá lương thực và giá dầu đều tăng. Cùng với đó là chính sách hạn chế xuất khẩu của các nước
Năm 2023, theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước đang là một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp linh hoạt áp dụng. Mặt khác, các thị trường trọng yếu thị trường Mỹ, EU giảm sức mua cũng có thể xem đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, đầu tư sản xuất theo mô hình xanh hóa, đón đầu thị trường dệt may thế giới ngày càng chú trọng các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định đối với chuyển đổi số rất quan trọng để doanh nghiệp càng thích ứng tốt hơn thì dễ vượt qua khủng hoảng hơn. Khủng hoảng cũng tạo không gian cho các hoạt động kinh tế mới phát triển một cách bền vững như kinh tế chia sẻ, kinh tế số (thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kỹ năng lao động gắn với số hoá góp phần tăng năng suất lao động.
Doanh nghiệp cần tận dụng tiến bộ công nghệ số và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy hội nhập quốc tế, đổi mới sáng tạo nhằm thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung đầu tư để nâng cấp công nghệ lõi, đầu tư và ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến; Chú trọng tăng cường năng lực quản trị công nghệ, tạo dựng nền tảng phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của công nghệ số, dữ liệu số, dựa trên ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc cách mạng này đang mở ra cánh cửa mới, không gian mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực; những khởi tạo mới với những sứ mệnh và tầm nhìn mới, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay.
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết trong chuỗi cung ứng sắp tới thì số hoá và tự vận hành. Đại dịch Covid – 19 đã làm xu hướng số hoá định hướng trước đó xúc tiến nhanh hơn. Trong đó, tự động hoá, rô-bốt hoá, chuyển đổi số…Điều này, hứa hẹn nhiều lợi ích vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, những ngành xuất khẩu chủ lực Việt Nam…Với vai trò là cơ quan nhịp cầu nối trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) sẽ phối hợp với các cơ quan, Bộ, ban ngành,…Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho doanh nghiệpnói chung và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ…
Nhận thấy được nhu cầu và tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, ViệnIMRIC, Viện IRLPIE và Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM đã chủ động Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 hướng đến mục tiêu 100% doanh nghiệp nhận thức, hoạch định chiến lượt truyền thông nâng cao nhận thức về pháp luật, chuyển đổi số, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số điển hình thành công. Đây cũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược, kế hoạch, giải pháp và môi trường thuận lợi hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ trong việc nâng cao nhận thức và kỹ năng số, tiếp cận dịch vụ và các hỗ trợ của thịtrường để nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số thành công và hiệu quả góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế do Viện IMRIC, Viện IRLPIE thực hiện trong thời gian gần nhất, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định.
Tin rằng, doanh nghiệp quyết liệt hoạch định chiến lượt về tiến bộ công nghệ số và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy hội nhập quốc tế để tiến ra thị trường thế giới; thực hiện chuyển đổi số cho thế giới, mang việc của thế giới về Việt Nam. Đặc biệt, tìm mọi thuận lợi thị trường trong nước làm cái nôi và bàn đạp cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số đi ra nước ngoài xem “Việt Nam là điểm đến cho các tập đoàn doanh nghiệp số trên thế giới đầu tư vào hoạt động công nghiệp công nghệ số” để doanh nghiệp Việt vươn tầm thế giới thay vì “đi sau” thì có thể nỗ lực để “đi cùng”, một số lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh, có thể phấn đấu “đi trước, vượt trước”.
Văn Hải – Quang Tân