(CSPLO) – Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động to lớn, toàn diện đến kinh tế – xã hội trên toàn thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, các làng nghề Việt Nam nói chung hiện đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các làng nghề cần tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại thì mới có bước tiến nhanh, vững chắc.
Làng nghề truyền thống Bến Tre – Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh Thạnh Tân
Thực hiện theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030″. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn bền vững. Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 khôi phục, bảo tồn được ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống; phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất của làng nghề đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường; Phát triển làng nghề gắn với du lịch.
Ngày này, khi đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng và mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị và điều này đã tạo điều kiện cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trọng sản xuất tăng năng suất lao động, đồng thời đảm bảo tình trạng môi trường khu vực làng nghề và đi cùng với đó phải đảm bảo nguồn nhân lực phát triển phù hợp. Bên cạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại, phát triển làng nghề góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên cả nước.
Điển hình, Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 03 dãy cù lao: An Hóa, Bảo và Minh, do phù sa 04 nhánh sông Cửu Long (Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) bồi tụ. Tỉnh có diện tích tự nhiên 2.394,8 km2, dân số 1.289,1 nghìn người, mật độ dân số là 538 người/km2 ; có 09 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và Thạnh Phú (trong đó có 03 huyện biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú); 157 xã, phường, thị trấn. Đảng bộ tỉnh Bến Tre có 13 đảng bộ trực thuộc, gồm: 09 đảng bộ huyện, thành phố và 04 đảng bộ tương đương; 636 tổ chức cơ sở đảng, với 56.540 đảng viên, chiếm 4,38% dân số.
Tương tự, tỉnh Cà Mau có 27 làng nghề hoạt động chủ yếu các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng truyền thống: Chế biến tôm khô, cá bổi, hầm than, làm gỗ thủ công – mỹ nghệ, chế biến nước mắm. Hiện nay đã có 05 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề truyền thống theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ nông nghiệp Phát triển nông thôn và 06 làng nghề mới: Đan lát, ép chuối khô, chế biến cá khô khoai, nấu rượu, chế biến mắm ruốc, chế biến ba khía muối. Các làng nghề ở tỉnh Cà Mau hiện có 31 sản phẩm thế mạnh, thuộc 04 nhóm sản phẩm. Trong đó, Nhóm thực phẩm có 23 sản phẩm chiếm 74,2%; Nhóm đồ uống có 1 sản phẩm chiếm 3,2%; Nhóm lưu niệm – nội thất – trang trí có 4 sản phẩm chiếm 12,9%; Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 3 sản phẩm chiếm 9,7%. Có 10 sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, 8 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữ trí tuệ. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm gồm: Trong nước và ngoài nước.
Tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo đó, Đồng Tháp đặt mục tiêu bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống, có nguy cơ mai một. Cụ thể, công nhận ít nhất 2 làng nghề, 1 nghề truyền thống; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP. Cùng với đó sẽ phát triển 2 làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch và 100% các làng nghề được UBND tỉnh công nhận xây dựng phương án bảo vệ môi trường, đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã được công nhận theo quy định. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng như: Đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…
Làng nghề bánh tráng Cù lao Mây
Như vậy, ứng dụng khoa học công nghệ buộc các làng nghề phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức kinh doanh để tồn tại phù hợp với yêu cầu của thị hiếu khách hàng. Khách hàng không chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp trong địa phương mà công nghệ còn mang đến những khách hàng tiềm năng khác bên ngoài dẫn đến thị hiếu của khách hàng cũng khách nhau, đồng thời mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất cũng ngày càng mạnh mẽ hơn yêu cầu các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề phải thay đổi. Các làng nghề có thể và có điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đặc biêt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển thương mại điện tử sẽ mở ra kênh bán hàng mới của làng nghề và doanh nghiệp, nhất là kênh bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, nếu không sớm ứng dụng khoa học công nghệ cũng tạo ra những thách thức mới cho việc phát triển làng nghề: đối vớicông nghệ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được dẫn đến suy giảm sản xuất kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp. Hiện nay, ở các làng nghề, đường như chưa phát triển sản phẩm, thị trường để có chiến lược nghiên cứu về thị trường, chiến lược về truyền thông để phù hợp với từng thị trường mục tiêu. Thêm vào đó là năng lực sáng tạo, thiết kế mẫu mã mới của hầu hết các làng nghề truyền thống là rất yếu. Vì vậy, để phát triển làng nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới thì cần phải quan tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Các làng nghề Việt Nam thời gian qua đã tích cực nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động hóa để gia tăng mức độ đồng nhất của sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng xuất lao động, tiết giảm chi phí. Liên doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ, chủ động tham gia chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang là hướng đi mới của các làng nghề Việt Nam.
Làng hoa Giấy Tân Dương (TP Sa Đéc).
Có thể thấy, các làng nghề trước đây chỉ có thể phụ thuộc vào các hội chợ hay sự giới thiệu của các cơ quan nhà nước để gặp gỡ đối tác thì bây giờ có thể tìm kiếm sản phẩm của các làng nghề bằng công cụ tìm kiếm internet. Bên cạnh đó, các làng nghề có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dựa trên nền tảng phân tích dữ liệu kỹ thuật số…Mặc dù vậy, các làng nghề đã từng bước ứng dụng KH&CN vào sản xuất, xây dựng được thương hiệu sản phẩm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Thế nhưng, việc triển khai ứng dụng KH & CN còn mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính tự động hóa, chưa có liên kết trên phạm vi tiểu vùng hay vùng để tạo ra lượng hàng hóa lớn. Còn rất khiêm tốn trong ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề chưa được khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Mối liên kết bốn nhà tuy đã được hình thành ở một số nghề nhưng tính bền vững vẫn chưa khép kín. Chưa có sản phẩm mới mang tính đột phá. Chất lượng, mẫu mã, số lượng sản phẩm phần lớn chưa đáp ứng theo nhu cầu thị trường; chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của địa phương…Công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm chủ lực của một số địa phương còn chậm, hạn chế trong tiếp cận, mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, với những cơ hội rất rõ ràng mà cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đem lại cho các làng nghề. Đồng thời, để tận dụng những cơ hội do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem lại, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức không chỉ quản trị kinh doanh mà cả công nghệ thông tin, thương mại điện tử… Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các cơ sở công nghiệp nông thôn sẽ gắn hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy thiết kế sáng tạo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.
Do vậy, việc phát triển làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển. Mặt khác, việc phát triển làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, điển hình: Chính sách ưu đãi nghệ nhân, khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo lớp thợ giỏi kế nghiệp. Nắm lực lượng nghệ nhân, những ông tổ nghề truyền thống, để tìm đến con cháu và dòng họ tổ nghề đã được truyền lại. Mở các hội thi mời các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi trình diễn tay nghề, tôn vinh nghệ nhân, tôn vinh tổ nghề, có cơ chế công nhận phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật bằng những lợi ích vật chất, tinh thần xứng đáng… để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển làng nghề; Chính sách đào tạo lao động cho các làng nghề hiện đã được công nhận và đang triển khai hoạt động; xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của từng làng nghề, với những hình thức thích hợp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí khuyến công trung ương, địa phương… hỗ trợ cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở khu vực nghề và làng nghề tập trung.
Cùng với đó, đối với chính sách vay vốn: Các địa phương cần dành một phần vốn ngân sách, từ các quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo, vỗn khuyến công…để hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống. Nghiên cứu để có thể sớm ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp ở nông thôn. Hỗ trợ vốn tới mức tối đa theo các quy định của Nhà nước để các địa phương triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, phối hợp với các tổ chức tín dụng Trung ương và địa phương, các quỹ tín dụng, hình thành môi trường mềm hơn, giúp các tổ, hộ ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển. Đặc biệt, đối với chính sách thuế: Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thu hút nhiều lao động khu vực làng nghề hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo. Nhằm khuyến khích và tạo cho làng nghề phát triển cần thực hiện việc miễn giảm thuế đối với cơ sở dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, các trung tâm dạy nghề truyền thống, các cơ sở dạy nghề tư nhân. Cần kiên quyết xử lý nghiêm minh những cơ sở sản xuất trốn thuế, lậu thuế.
Song song đó, sớm hình thành các tổ chức hội làng nghề các tỉnh thành phố, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh, cần hướng dẫn thành lập hội ngành nghề trực thuộc, gồm: cây cảnh, dệt, may, mây tre đan, gỗ, dừa, bánh tét… và nâng cao vai trò của các hiệp hội trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ uy tín sản phẩm của làng nghề. Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường sinh thái cho làng nghề truyền thống. Từ đó, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, các đề tài khoa học về xử lý môi trường các làng nghề, xử lý các làng nghề khác trong trong địa bàn từng tỉnh.
Như vậy, để phát triển các làng nghề đủ điều kiện phát triển mô hình du lịch làng nghề truyền thống gắn với du lịch trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu để thu hút đầu tư. Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẵn sàng làm nhịp cầu nối, kết nối và lan toả sản phẩm đến bạn bè trên thế giới, tham vấn pháp lý với các làng nghề. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với nông thôn mới; tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền với các doanh nghiệp du lịch để đào tạo kỹ năng hướng dẫn du lịch cho người dân làng nghề truyền thống. Đổi mới công tác truyền thông quảng bá sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên không gian mạng xã hội…Điều này, hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích rất lớn, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân…
Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE Hồ Minh Sơn – GĐ Trung tâm TTLCC