Chính Sách Pháp Luật
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Chính Sách Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Hoạt động giám định tư pháp góp phần giải quyết các vụ án khách quan, đúng pháp luật

bởi 01 BTV
17 Tháng Năm, 2024
Hoạt động giám định tư pháp góp phần giải quyết các vụ án khách quan, đúng pháp luật

(CSPLO) – Sáng 17.5, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố. Ảnh: Thanh Bình

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đến dự và điều hành hội nghị.

Nhiều chuyển biến tích cực

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết công tác giám định tư pháp, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết đánh giá tình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250).

Việc tổ chức hội nghị nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp nói chung, sửa đổi Luật Giảm định tư pháp nói riêng; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi (giữa) điều hành hội nghị. Ảnh: Thanh Bình

Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013. Qua 12 năm thi hành luật, các bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, hệ thống các quy định về giám định tư pháp; hệ thống tổ chức, đội ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố và phát triển; hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả. Do đó, công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng nề nếp, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực có tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường…

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Bình

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp nói chung, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, kinh tế, công tác giám định tư pháp cần đánh giá, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp trong tình hình hình mới. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và hệ thống tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp.

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội nghị, Ảnh: Thanh Bình

Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, đặc biệt là việc ban hành các quy trình, quy chuẩn giám định ở các lĩnh vực; ban hành hướng dẫn về trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định; hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp, chú trọng đến yếu tố trọng điểm vùng, miền; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

Qua 5 năm thực hiện Đề án 250, công tác giám định tư pháp cơ bản đạt được các mục tiêu, nội dung Đề án đã đề ra, đã có 12/15 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quy trình và thời hạn giám định; hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập được củng cố, kiện toàn; chế độ kéo dài thời gian làm việc cho giám định viên pháp y, pháp y tâm thần đã được Chính phủ ban hành; có 1.039.615 vụ việc giám định được thực hiện cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp được nhiều bộ, ngành và địa phương quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thanh Bình

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ rõ những vướng mắc, khó khăn và hạn chế khi thực hiện Đề án như: một số quy trình giám định đến nay chưa được ban hành; cơ sở vật chất, trang thiết bị ở hầu hết các đơn vị pháp y trong toàn quốc từng bước được quan tâm đầu tư nhưng còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô và chức năng nhiệm vụ được giao…

Bên cạnh đó, hoạt động giám định tư pháp chưa được nhận thức sâu rộng, phản ánh được tác dụng hiệu quả và cần được tổ chức, công dân tích cực sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ thực tế trên, các đại biểu mong muốn, trong thời gian tới Bộ Tư pháp cần quản lý chặt số lượng giám định viên tư pháp và người giám định tư  pháp vụ việc. Tổ chức giám định tư pháp để thường xuyên kết nối, tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên ngành sâu, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật về giám định tư pháp, kiến thức chuyên ngành nhằm tăng số lượng và chất lượng giám định viên tư pháp. Đồng thời, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hàng năm cho các cán bộ, các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc về từng lĩnh vực chuyên ngành sâu.

Tin và ảnh: Thanh Bình

https://daibieunhandan.vn/tin-tuc1/hoat-dong-giam-dinh-tu-phap-gop-phan-giai-quyet-cac-vu-an-khach-quan-dung-phap-luat-i372042/

Bài viết liên quan

Thủ đoạn lừa đảo mới: ‘Bắt cóc online’ để gia đình nộp tiền chuộc

Thủ đoạn lừa đảo mới: ‘Bắt cóc online’ để gia đình nộp tiền chuộc

8 Tháng Sáu, 2025
Thi hành án ‘bó tay’ vụ chia di sản thừa kế, tòa sau đó hủy án

Thi hành án ‘bó tay’ vụ chia di sản thừa kế, tòa sau đó hủy án

8 Tháng Sáu, 2025

Cú bắt tay giữa luật sư và cựu phó phòng TAND Cấp cao tại Đà Nẵng để lật ngược bản án

4 Tháng Sáu, 2025
Bắt khẩn cấp 1 phụ nữ xưng luật sư vào trụ sở công an yêu cầu thả người

Bắt khẩn cấp 1 phụ nữ xưng luật sư vào trụ sở công an yêu cầu thả người

28 Tháng Năm, 2025
Bài tiếp theo
Người dân có được khai thác thông tin của mình trong dữ liệu căn cước?

Người dân có được khai thác thông tin của mình trong dữ liệu căn cước?

Về chúng tôi:

Chính Sách Pháp Luật

Ban cố vấn:


Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Phó trưởng ban Ban phong trào cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam khoá VIII
Đại tá Trần Sự - nguyên Cục PTTH Công an nhân dân
ThS. Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hiệp hội Vapa
ThS. NB Phạm Đức Trọng
Luật sư Nguyễn Thúy Quỳnh - Đoàn luật sư Hải Phòng
Luật sư Nguyễn Thành Hưng - Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Luật sư Phạm Lan Thảo - Đoàn luật sư BR-VT
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM

Hội đồng biên tập:


Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE)
ThS Hồ Thị Thanh Tuyền – Viện trưởng Viện IRLIE
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng viện IRLIE
Nhà báo Lê Thành Ánh – Chánh Văn phòng Viện IRLIE
Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE
ThS. Trần Thành Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE, Chủ tịch CLB DN IMRIC – IRLIE


Đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập số 82/GP-XBĐS do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 16/08/2024

Bài viết mới

  • LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
  • Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Chuyên mục

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Uncategorized
  • Xã hội

Thông tin giấy phép trang:

Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (viết tắt: IRLIE) | số giấy phép A2557

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trụ sở phía Bắc: Nhà C1, Tập thể Uỷ ban kế hoạch nhà nước, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Cục phát thanh truyền hình cấp phép số: 140/GP-TTĐT ngày 29/08/2023

Liên hệ: 0582703333

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội