Chính Sách Pháp Luật
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội
Chính Sách Pháp Luật
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên ‘sổ đỏ’ – Những ai không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?

bởi 01 BTV
6 Tháng Năm, 2024
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên ‘sổ đỏ’ – Những ai không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?

(CSPLO) – Ngày 06/05/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã tiếp năm doanh nghiệp thuộc câu lạc bộ doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Tại buổi tiếp, các doanh nghiệp yêu cầu hỗ trợ tham vấn pháp lý liên quan đến bất động sản, tài sản…

Liên quan đến vấn đề này, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp trên về các nguyên tắc cấp ‘sổ đỏ’…Trong đó, có trường hợp vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên ‘sổ đỏ’ hay không?. Ngoài ra, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Luật đất đai năm 2024: Vợ chồng, anh em, bạn bè có được cùng đứng tên trên ‘sổ đỏ’

Ảnh minh hoạ

Trên nguyên tắc, “sổ đỏ” phải ghi tên cả vợ chồng nếu đó là tài sản chung. Tuy nhiên, chỉ vợ hoặc chồng đứng tên thì cần có thỏa thuận giữa 2 chồng.

Căn cứ Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Đất đai 2024) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tức là còn khoảng 8 tháng nữa, luật đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, các quy định Luật Đất đai 2024 là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.

Luật Đất đai 2024 nêu rõ một trong những quyền của công dân đối với đất đai là nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất; mua, bán, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp việc mua bán đất là cách gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp, anh em, bạn bè góp tiền mua chung 1 mảnh đất thì có thể cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, còn gọi là “sổ đỏ”.

Điển hình, tại quy định về Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (điều 135, Luật Đất đai 2024), Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người một “sổ đỏ”; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung một “sổ đỏ” và trao cho người đại diện.

Căn cứ theo Điều 135, Luật Đất đai 2024 quy định rõ, trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào “sổ đỏ”, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà “sổ đỏ” đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang “sổ đỏ” ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Những ai không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Điều 624 BLDS, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo Điều 644 BLDS có quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Cụ thể, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.

Do. đó, trong trường hợp của cha, mẹ không được em trai để lại di chúc thì vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Mặc dù vậy, theo khoản 1 Điều 621 BLDS – nếu cha, mẹ bạn từ chối nhận di sản hoặc thuộc những người không có quyền hưởng di sản thì không được hưởng di sản thừa kế của em trai.

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều. Đây là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật. Luật Đất đai đã thể chế hóa cơ bản các nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW, thể hiện qua các quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. 

Có thể thấy, Luật Đất đai 2024 đã giải quyết được các vướng mắc, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013. Sau khi Quốc hội thông qua, hiện nay, Chính phủ đang tập trung để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo đảm sau khi Luật có hiệu lực thi hành thì hệ thống pháp luật đất đai đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Vì vậy, Viện IMRIC đã phối hợp Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thường xuyên tổ chức toạ đàm khoa học, hội thoại khoa học, tham vấn trực tiếp, trực tuyến để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Luật Đất đai, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật.

Với vai trò nhịp cầu nối, Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC tuyên truyền tốt về Luật Đất đai năm 2024…TỪ đó, góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất; tháo gỡ “điểm nghẽn”; đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh; qua đó để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai đến với các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Đặc biệt, tổ chức tập huấn chuyên sâu pháp luật về đất đai cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ làm công tác địa chính tại cơ sở, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản góp phần nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về đất đai...

Với việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC hy vọng rằng, sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật Đất đai năm 2024 và trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong việc thi hành Luật Đất đai; tổ chức thi hành có hiệu quả Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 ở các địa phương trên cả nước. Songsong đó, nâng cao chất lượng góp ý, thẩm định đối với các văn bản của cấp Trung ương và cấp địa phương quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo đúng tinh thần và yêu cầu của Luật Đất đai năm 2024, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đảm bảo hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đảm bảo hiểu đúng và áp dụng đúng, hợp lý quy định của Luật Đất đai năm 2024 trong thực tiễn.

Văn Hải – Vương Minh

Tags: featured

Bài viết liên quan

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Một thành viên không đồng ý, bố mẹ có bán được đất, nhà – Có được hưởng thừa kế của cha mẹ, khi không còn quốc tịch Việt Nam?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Một thành viên không đồng ý, bố mẹ có bán được đất, nhà – Có được hưởng thừa kế của cha mẹ, khi không còn quốc tịch Việt Nam?

12 Tháng Sáu, 2025

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Vì sao, lắp gương chiếu hậu vẫn bị xử phạt – Chuyển làn quên bật xi nhan tài xế có bị thu giữ xe không?

12 Tháng Sáu, 2025
TS. Hồ Minh Sơn phân tích phân biệt tình huống pháp lý cướp và cướp giật khác nhau ra sao và bảo kê có vi phạm pháp luật không?

TS. Hồ Minh Sơn phân tích phân biệt tình huống pháp lý cướp và cướp giật khác nhau ra sao và bảo kê có vi phạm pháp luật không?

5 Tháng Sáu, 2025
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Người giám hộ có được bán nhà đất là tài sản của trẻ vị thành niên – Khi ly hôn chủ hộ được nắm quyền chia tài sản?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Người giám hộ có được bán nhà đất là tài sản của trẻ vị thành niên – Khi ly hôn chủ hộ được nắm quyền chia tài sản?

5 Tháng Sáu, 2025
Bài tiếp theo
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập tiếp nhận kinh phí xây dựng 3 căn nhà tình thương

Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập tiếp nhận kinh phí xây dựng 3 căn nhà tình thương

Về chúng tôi:

Chính Sách Pháp Luật

Ban cố vấn:


Tiến sĩ Bùi Đặng Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm UBTCNS Quốc hội
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Phó trưởng ban Ban phong trào cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam khoá VIII
Đại tá Trần Sự - nguyên Cục PTTH Công an nhân dân
ThS. Lê Xuân Thăng – nguyên PCT Hiệp hội Vapa
ThS. NB Phạm Đức Trọng
Luật sư Nguyễn Thúy Quỳnh - Đoàn luật sư Hải Phòng
Luật sư Nguyễn Thành Hưng - Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai
Luật sư Phạm Lan Thảo - Đoàn luật sư BR-VT
Luật sư Nguyễn Xuân Hoàng - Đoàn luật sư TP.HCM

Hội đồng biên tập:


Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE)
ThS Hồ Thị Thanh Tuyền – Viện trưởng Viện IRLIE
Luật gia Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng viện IRLIE
Nhà báo Lê Thành Ánh – Chánh Văn phòng Viện IRLIE
Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE
ThS. Trần Thành Vĩnh – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia Trần Thị Liên – Phó Chánh Văn phòng Viện IRLIE, Chủ tịch CLB DN IMRIC – IRLIE


Đặc san khoa học Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập số 82/GP-XBĐS do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp ngày 16/08/2024

Bài viết mới

  • LocknLock tung “siêu tiệc mau sắm” tại Long Hậu – Ưu đãi đến 50%++ và cơ hội trúng vàng
  • Đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng học phí, cao nhất gần 56 triệu đồng/năm

Chuyên mục

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Uncategorized
  • Xã hội

Thông tin giấy phép trang:

Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật & Kinh tế hội nhập (viết tắt: IRLIE) | số giấy phép A2557

Bộ Khoa học và Công nghệ

Trụ sở phía Bắc: Nhà C1, Tập thể Uỷ ban kế hoạch nhà nước, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM

Cục phát thanh truyền hình cấp phép số: 140/GP-TTĐT ngày 29/08/2023

Liên hệ: 0582703333

  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • An ninh – Trật tự
  • Giáo dục
  • Kinh tế
  • Kinh tế hội nhập
  • Luật sư
  • Nghiên cứu – Trao đổi
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Xã hội